Hỏi:
“Sau khi nghe bác sỹ đọc kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân, tôi như không dám tin nhưng đó lại là sự thật. Tôi bị u nang buồng trứng, khối u cũng khá to gây chèn ép nhiều cơ quan lân cận và rất khó để mang thai. Tôi không biết tại sao căn bệnh này lại vướng vào thân mình? Tôi buồn vì mình đã chủ quan, để đến hôm nay mới phát hiện bệnh… 2 tháng nữa là đến ngày kết hôn, mắc bệnh rồi liệu có chữa được không?
Với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như giúp chị em phụ nữ cùng có thêm kiến thức để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe. Tôi hy vọng bác sỹ sẽ lý giải cụ thể hơn về các nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh u nang buồng trứng là gì?”.
Nguyễn Hạnh P (24 tuổi, Ninh Bình).
Đáp:
Hạnh P thân mến,
Với những thông tin mà bạn chia sẻ trong thư, chúng tôi rất đồng cảm và hiểu cho những lo lắng mà bạn đang gặp phải. Và để lý giải một cách tổng quan nhất về bệnh u nang buồng trứng là gì? mời bạn cùng lắng nghe Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi phân tích ở bài viết hôm nay.
Bệnh u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng có thể hiểu một cách đơn giản nhất là trong buồng trứng có một khối u phát triển bất thường. Khối này có thể là tổ chức mô mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường hoặc là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng.
Về cơ bản, u nang buồng trứng là lành tính, u sẽ tự sinh ra cũng tự tiêu biến sau vài tháng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu không được theo dõi, khi u nang phát sinh biến chứng người bệnh sẽ cần cắt bỏ hoặc có phương án xử lý trước khi xảy ra hiện tượng xoắn u nang, vỡ nang…
Biểu hiện nhận biết u nang buồng trứng?
Đa số các trường hợp chỉ phát hiện được khối u nang buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng, kiểm tra sức khỏe định kỳ hay khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, giống với trường hợp của chị Hạnh P ở trên.
Tuy nhiên, việc nhận biết các biểu hiện của bệnh từ sớm hoàn toàn có thể nếu như bạn quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe và những vấn đề bất thường ở cơ thể. Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng bất thường ở dưới đây, tuyệt đối chị em không được chủ quan bỏ qua:
- Chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt trong nhiều tháng.
- Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần hoặc đôi khi không buồn tiểu.
- Đau tức vùng bụng dưới kéo dài, rất dễ bị nhầm với bệnh đường ruột, đại tràng.
- Đau khi quan hệ tình dục do kích thước u nang phát triển lớn, có thể nằm ngay cổ tử cung gây cản trở.
- Vùng chậu bị đau theo từng cơn, kéo dài liên tục, lan dọc sang phần thắt lưng, xuống hai bên đùi.
Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng ở phụ nữ là gì?
Chia sẻ về vấn đề này, Bác sỹ Hương cho biết, bệnh u nang buồng trứng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do:
- Nang trứng phát triển không đầy đủ, không hấp thụ được các chất lỏng trong buồng trứng.
- Thể vàng phát triển dẫn đến kinh nguyệt kéo dài. Thể vàng (đơn vị chức năng của buồng trứng) trong u nang hoạt động vượt tuyến làm cho chu kì kinh nguyệt kéo dài, kèm theo chảy máu nặng.
- Mạch máu của nang trứng bị vỡ dẫn đến u nang xuất huyết.
- Dư thừa chorionic gonadotropin (HCG) dẫn đến u nang lutein.
- Sự kích thích buồng trứng của các hormone luteinizing (LH).
Như vậy, sự rối loạn nội tiết hay các đơn vị chức năng của buồng trứng – thể vàng – hoạt động quá mức… là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh u nang buồng trứng ở chị em phụ nữ hiện nay.
Bệnh u nang buồng trứng và những biến chứng nguy hiểm
Dù phần lớn các trường hợp u nang buồng trứng là lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.
- Xoắn buồng trứng: Theo thời gian u nang buồng trứng có thể phát triển càng ngày càng lớn, di chuyển khỏi vị trí bình thường của nó trong khung chậu, dẫn tới xoắn buồng trứng, gây hoại tử buồng trứng hoặc khiến các mô buồng trứng bị chết, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ.
- Vỡ u nang buồng trứng: Xảy ra khi một hoặc nhiều hơn các túi chứa dịch trong u nang bị vỡ. Chất lỏng nang buồng trứng có thể rò rỉ vào khoang bụng, gây nhiễm trùng huyết.
- Tiến triển thành ung thư: U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Để hạn chế tối đa biến chứng của u nang buồng trứng, chị em cần thăm khám và điều trị ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như trên.
Điều trị u nang buông trứng bằng cách nào an toàn?
Các bác sỹ cho biết, việc điều trị bệnh u nang buồng trứng cần phụ thuộc vào từng loại u nang và nguyên nhân, mức độ của bệnh, tình trạng sức khỏe, độ tuổi… để sau khi thăm khám bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Điều trị nội khoa: Thường được chỉ định đối với các trường hợp khối u còn nhỏ, các triệu chứng bệnh còn nhẹ sẽ được bác sỹ cho sử dụng các loại thuốc Tây y, có tác dung giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, giảm đau, giảm viêm, kháng khuẩn, khống chế sự phát triển của các khối u hiệu quả.
- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật là phương pháp sử dụng để loại bỏ u nang có kích thước quá lớn hoặc lấy mẫu mô phục vụ sinh thiết (nhằm khẳng định chắc chắn khối u không phải là ác tính). Phẫu thuật u nang buồng trứng thường được áp dụng theo 2 cách: nội soi và mổ hở. Tuy nhiên, căn cứ vào tình trạng khối u, sức khỏe tổng quát và nhu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ chữa bệnh của bác sỹ chuyên khoa, để đảm bảo hiệu quả điều trị, chị em cần lưu ý:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn biến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
- Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
- Lưu ý chu kỳ kinh nguyệt và báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào xuất hiện.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe.
- Quan hệ tình dục an toàn sau khi bệnh đã được chữa trị dứt điểm.
Hạnh P thân mến, với những thông tin được cung cấp ở trên cho thấy, u nang buồng trứng là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe!