Trang chủ » Tin liên quan » Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không có lẽ là trở ngại tâm lý đối với rất nhiều người khi được người bệnh viêm gan B mời dùng bữa. Để có lời giải đáp về vấn đề này, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm gan B là một loại bệnh viêm gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Ở nước ta, có đến 20% dân số mắc bệnh ở giai đoạn này.

Mắc viêm gan B rất khó phát hiện, do đó thường khi có dấu hiệu bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu phát bệnh mà không được điều trị đúng hay tích cực phối hợp điều trị triệt để thì viêm gan B cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì viêm gan B mạn tính rất dễ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan và có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Giải đáp về vấn đề này, các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, viêm gan B không lây qua đường ăn uống. Các đường lây nhiễm viêm gan B gần giống HIV, gồm 3 đường: máu, quan hệ tình dục, mẹ sang con.

  • Đường lây chủ yếu lây truyền là đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus xảy ra khi truyền máu hoặc các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy,.. Ngoài ra một số trường hợp dễ lây truyền viêm gan virus B như dùng chung dụng cụ có khả năng vấy máu từ người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu có chảy máu miệng hay chân răng). Virus viêm gan B cũng lây qua những vết trầy xước, các dụng cụ xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có tỷ lệ truyền sang thai nhi khá cao.
  • Đường lây thứ hai là từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có tỷ lệ truyền sang thai nhi khá cao. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%. Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ, tỷ lệ này 10% và tăng 60-70% khi mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ mẹ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh.
  • Đường lây thứ ba là quan hệ tình dục. Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.

Virus viêm gan B không lây qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ho, hắt hơi, ăn thực phẩm được nấu bởi người mang virus viêm gan B, hôn trên má hoặc hôn môi “khô”, dùng chung ly, tách, chén, đĩa. Ngay cả việc thăm nhà hay dùng bữa cùng người nhiễm virus viêm gan B hoặc chơi đùa với những đứa trẻ mang virus này cũng không dẫn đến lây nhiễm như mọi người thường lo lắng. Nếu bạn vì lo ngại với suy nghĩ viêm gan B có lây qua đường ăn uống không mà không dám tiếp xúc với họ thì sẽ làm họ tổn thương nhiều hơn nữa.

Cách phòng bệnh viêm gan B như thế nào để không mắc phải?

  • Để phòng bệnh, cộng đồng cần chú ý tiêm phòng viêm gan B nếu chưa miễn dịch với virus này. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh.
  • Người viêm gan B mạn tính chưa có chỉ định điều trị, cần theo dõi diễn tiến bệnh từ 3 đến 6 tháng một lần tại cơ sở y tế có dịch vụ xét nghiệm và siêu âm gan. Người khỏe mạnh không nên dùng chung các vật dụng có nguy cơ dính máu với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng.
  • Không xăm mắt môi tại những cơ sở không đảm bảo an toàn. Trước khi kết hôn cần đi xét nghiệm bệnh. Nếu vợ hoặc chồng nhiễm virus viêm gan B mà người còn lại chưa có miễn dịch, cần tiêm phòng trước khi phát sinh quan hệ tình dục.
  • Trẻ sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay sau khi sinh

Bạn lo sợ bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không khi dùng bữa với người bệnh, vậy thì hãy dẹp bỏ sự lo lắng đó qua một bên một khi bạn đã nắm rõ 3 con đường lây nhiễm đã đề cập ở trên nhé./

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.