Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Viêm Nhiễm Phụ Khoa » Viêm niệu đạo nữ » Viêm niệu đạo nữ giới – Thông tin không thể bỏ qua

Viêm niệu đạo nữ giới – Thông tin không thể bỏ qua

Viêm niệu đạo là một trong những bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên, nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ phức tạp nên dễ bị các vi khuẩn tấn công và gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, thậm chí gây suy thận mãn tính… Chính vì, tìm hiểu những kiến thức tổng quát về viêm niệu đạo ở nữ giới có ý nghĩa quan trọng giúp chị em phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả khi không may mắc phải.

Tìm hiểu chung

Viêm niệu đạo là bệnh gì?

Niệu đạo là một trong những bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài cơ thể. Với chức năng đặc thù này, nên niệu đạo có nguy cơ gặp phải bệnh lý, đặc biệt là bệnh viêm niệu đạo.

Viêm niệu đạo được hiểu là tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng ở niệu đạo, do các tác nhân như vi khuẩn, nấm, tạp trùng,… xâm nhập và phát triển mạnh mẽ trong đường tiểu gây viêm niệu đạo.

Thông thường, so với nam giới thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn vì có cấu tạo phức tạp, niệu đạo ngắn, nằm gần âm đạo và hậu môn nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Viêm niệu đạo nữ

Viêm niệu đạo nữ giới có nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo nữ giới nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng phương pháp sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của nữ giới như:

– Gây vô sinh – hiếm muộn: Viêm niệu đạo nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ khiến viêm nhiễm lây lan sang các bộ phận xung quanh như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng,… ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

– Suy thận mãn tính: Một trong những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh lý này đó là gây suy thận. Khi đó sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc chữa trị cũng rất khó khăn và tốn kém. Theo số liệu thống kê y tế cho thấy, hiện tại có khoảng gần 30% người mắc bệnh suy thận mãn tính đều do mắc phải bệnh viêm niệu đạo.

– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Những triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo sẽ gây nhiều phiền toái ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống tình dục, làm cho người bệnh không còn khoái cảm khi quan hệ…

– Phụ nữ mang thai nếu mắc viêm nhiễm ở niệu đạo có thể lây lan lên cổ tử cung, tử cung và tăng nguy cơ rỉ ối, nhiễm trùng ối dẫn đến tình trạng sẩy thai, thai lưu, sinh non, nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ.

Vì vậy, để tránh được những biến chứng nguy hiểm trên của bệnh, việc thăm khám và điều trị sớm là vô cùng cần thiết để tránh để bệnh có điều kiện phát triển, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo là gì?

Để nhận biết bệnh viêm niệu đạo điển hình nhất, nữ giới có thể dựa vào những triệu chứng điển hình như:

  • Ra khí hư bất thường: Nữ giới khi mắc bệnh viêm niệu đạo chị em sẽ thấy lượng khí hư ra nhiều bất thường, màu vàng hoặc xanh, đôi khi ở dạng mủ kèm mùi hôi tanh gây cảm giác khó chịu.
  • Tiểu tiện bất thường. Đây là triệu chứng thường gặp ở người mắc viêm niệu đạo. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau khi tiểu, tiểu rắt, nước tiểu đục, thậm chí có lẫn máu và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Người bệnh sẽ gặp hiện tượng đau rát ở bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục, đau ngang vùng thắt lưng, cảm giác nặng bụng hoặc bụng to hơn.
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ: Khi mắc viêm niệu đạo, lỗ niệu đạo của nữ giới sẽ bị viêm sưng đỏ, có cảm giác niệu đạo nóng rát và đau. Bên ngoài còn có dịch hoặc dịch mủ.
  • Đau vùng bụng dươi: Đau khắp vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau vùng chậu và hậu môn cũng là một trong những triệu chứng của viêm niệu đạo, khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu.
  • Ớn lạnh, đau lưng: Khi viêm niệu đạo chuyển sang giai đoạn mạn tính, người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh, đau lưng, xét nghiệm thấy nước tiểu có vi khuẩn.
  • Ngoài ra, nhiều người bị viêm niệu đạo còn thấy ngứa rát vùng kín,  sốt, đau bụng dưới, đau rát khi quan hệ tình dục,…

triệu chứng viêm niệu đạo nữ

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Theo bác sỹ chuyên sản phụ khoa cấp I Nguyễn Thị Nga, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết:

Khi xuất hiện những dấu hiệu viêm niệu đạo như trên thì bạn cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời, tránh khỏi những biến chứng mà bệnh gây nên

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm niệu đạo?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới như:

  • Do cấu tạo sinh lý: Do cấu tạo của ống niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới và nằm gần hậu môn nên khiến vi khuẩn dễ dàng từ hậu môn hoặc từ bên ngoài, vùng kín lây nhiễm đến niệu đạo và gây viêm niệu đạo.
  • Do vấn đề vệ sinh không tốt: Chị em có thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm.
  • Do quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn thông qua đường tình dục lây lan đến niệu đạo và gây viêm niệu đạo.
  • Do mắc bệnh lý: Nữ giới mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, chlamydia, giang mai,… hay mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo – âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…. ) khiến cho vi khuẩn lây ngược dòng đến niệu đạo và gây viêm.
  • Ngoài ra, một số trường hợp mắc phải các bệnh lý về sỏi thận, tiểu đường hoặc thực hiện nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu không đảm bảo an toàn,… cũng có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn bình thường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm niệu đạo?

Viêm niệu đạo là tình trạng rất phổ biến ở cả nam và nữ giới, đặc biệt là ở nam và nữ giới trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ không an toàn, có nhiều bạn tình hoặc quan hệ với người mắc các bệnh lây qua đường tình dục đều có nguy cơ bị viêm niệu đạo.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo như:

  • Do việc vệ sinh vùng kín không đảm bảo đủ sạch sẽ hoặc không đúng cách như thụt rửa âm đạo quá sâu, sử dụng các dung dịch vệ sinh, chất xịt rửa có nồng độ kiềm cao.
  • Do thói quen nhịn tiểu quá lâu, uống ít nước.
  • Do quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình hoặc quan hệ với những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Do mắc các bệnh lý ở bàng quang, dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường,…

Điều trị viêm âm hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sỹ, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo?

Thông thường, để chẩn đoán bệnh viêm niêm đạo nữ giới, các bác sỹ sẽ thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm rất cần thiết để xác định tỉ lệ bạch cầu trong máu nếu như người bệnh bị viêm nhiễm sẽ có tỉ lệ bạch cầu cao hơn bình thường.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định xem trong nước tiểu có chứa vi khuẩn không, nhìn màu sắc nước tiểu để phán đoán các bệnh phụ khoa.
  • Xét nghiệm dịch âm đạo: Nhằm mục đích phát hiện vi khuẩn nào là tác nhân gây bệnh, hoặc viêm niệu đạo đi kèm với bệnh lý phụ khoa nào khác không.
  • Ngoài ra, bác sỹ còn làm một số kiểm tra khác như:
  • Kiểm tra dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo tại phụ nữ như: Có triệu chứng bị kích ứng cửa niệu đạo, lỗ niệu đạo có bị tiết dịch mủ, sưng tấy, có đau dọc đường niệu đạo không.
  • Kiểm tra màu sắc dịch tiết âm đạo và vi khuẩn: Tiến hành kiểm tra màu sắc dịch tiết âm đạo xem vi khuẩn nào gây bệnh phân biệt viêm niệu đạo do lậu hay không?
  • Kiểm tra siêu B: Kiểm tra này lợi dụng sóng siêu thanh trong việc ảnh hưởng đến hình thành hồi âm của thận, từ đó phát hiện hình dáng to nhỏ bên ngoài của thận và cấu tạo bên trong thận có trảo đổi gì không?

Từ kết quả chẩn đoán trên, bác sỹ sẽ đưa ra kết luận xem có đúng bạn đã mắc viêm niệu đạo hay không, tác nhân gây bệnh, mức độ bệnh, đưa ra phương pháp điều trị chính xác, khoa học.

Điều trị viêm niệu đạo

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm niệu đạo?

Bác sỹ chuyên sản phụ khoa I Nguyễn Thị Nga cho biết: Để có thể điều trị viêm niệu đạo một cách triệt để, cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh. Việc tìm ra được nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh, đảm bảo chữa trị đúng người, đúng bệnh.

  • Đối với trường hợp viêm niệu đạo cấp tính, các bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh chuyên khoa liều duy nhất hoặc đơn trị liệu một đợt. Liệu pháp này giúp ngăn chặn việc lây nhiễm một cách nhanh chóng mà còn góp phần giảm tỉ lệ mầm bệnh kháng lại kháng sinh.
  • Đối với trường hợp viêm niệu đạo mãn tính cần kết hợp điều trị bằng kháng sinh chuyên khoa hoặc kháng sinh phối hợp để giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm nhiễm.
  • Nếu viêm niệu đạo do các loại vi khuẩn lây qua đường tình dục như lậu cầu khuẩn, chlamydia… thì sẽ sử dụng những phác đồ điều trị riêng biệt nhằm tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
  • Đồng thời, trong quá trình điều trị cần kết hợp sử dụng thuốc đông y giúp nâng cao sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, bổ thận, lợi tiểu, tiêu viêm; hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm niệu đạo?

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục, trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su trong mỗi lần “giao hợp”, hạn chế quan hệ nhiều bạn tình cùng lúc.
  • Nếu mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì cần điều trị kịp thời và hiệu quả để tránh lây nhiễm đến niệu đạo và các bộ phận khác.
  • Bổ sung nhiều nước: ngoài nước lọc có thể sử dụng trà hoa cúc, nước chanh, hoặc râu ngô…
  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhiều rau, củ quả tươi và hạn chế ăn đồ ăn cay nóng.
  • Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích, đồ uống có cồn,….
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ tại cơ sở chuyên khoa uy tín.
  • Đặc biệt, khi có những dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo thì chị em nên tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời, hiệu quả.

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị viêm niệu đạo và giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vì vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn rất tốt. Chính vì vậy, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh hoặc một số loại quả như: cam, chanh, ổi, dâu… vào thực đơn hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Đây cũng là một trong những loại thực phẩm cần lựa chọn khi băn khoăn viêm niệu đạo nên ăn gì. Chị em nên bổ sung thêm chất xơ có nhiều trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn và giúp làm sạch các bộ phận trong đường tiết niệu
  • Uống thật nhiều nước mỗi ngày: Khi bị viêm niệu đạo, nếu chị em phụ nữ uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp thải độc và làm loãng nước tiểu. Ngoài ra, khi uống nhiều nước sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và đây là cách giúp đẩy các vi khuẩn ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Ngoài ra, nếu bị viêm niệu đạo chị em nên kiêng những món ăn có chứa nhiều chất béo, chất đường, các loại đồ ăn cay nóng, hải sản và các chất kích thích như bia rượu, nước ngọt có ga… Bởi tất cả những loại thực phẩm này đều không phù hợp với cơ thể của những người bị viêm niệu đạo và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh.

Viêm niệu đạo dù gặp phải ở nam giới hay nữ giới đều không chỉ dừng lại ở những triệu chứng phiền toái, khó chịu gây nên những rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày mà diễn biến bệnh kéo dài còn nguy hại trực tiếp đến chức năng sinh lý, sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, ngay khi gặp phải những triệu chứng nghi ngờ bệnh,… bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ của chính bản thân mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Ăn gì để tránh thai sau khi quan hệ an toàn hiệu quả 100%

Có rất nhiều biện pháp tránh thai an toàn được chị em áp dụng. Bên cạnh...

Hậu quả của viêm niệu đạo nếu không điều trị kịp thời, đúng cách

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở cả nam và nữ giới, nhưng tỷ lệ...

Một số phương pháp xét nghiệm viêm niệu đạo chị em cần biết

Viêm niệu đạo là một trong các bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ nhất...

Viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết để tránh sảy thai

Khi mang thai sức đề kháng của nữ giới khá yếu chính vì thế các tác nhân có...

Chuyên gia giải đáp: Nhóm máu Rh âm tính là gì

Hỏi: “Chào bác sĩ! Mới đây tôi có theo dõi một chương trình trên tivi, thì...

[Hỏi – Đáp] Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không

Hỏi: “Chào bác sĩ! Tôi bị chậm kinh gần 1 tháng sau đó kinh nguyệt của tôi...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.