Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa có lây không?

Hỏi:

Chào bác sĩ, bé nhà tôi 1 tuổi, hai hôm nay thường xuyên quấy khóc cả ngày lẫn đêm, cứ đặt nằm xuống là cháu lại khóc, hay dùng tay để dụi hoặc kéo vành tai xuống. Hôm qua, cháu bị sốt gần 38oC, tôi để ý tai thấy bị ướt, hơi nhờn, có màu hanh vàng.

Xin hỏi bác sĩ, tình trạng của cháu như vậy có phải là bị viêm tai không ạ? Viêm tai giữa có lây không? Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ.

(Trịnh Hoài Thu – Bắc Kạn)

viem-tai-giua-co-lay-khong

Trả lời:

Chào chị Thu!

Với những triệu chứng mà bé nhà chị gặp phải, khả năng rất cao bé bị viêm tai giữa. Đây là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót bên trong tai giữa, khiến tai giữa, hòm nhĩ và xương chũm bị viêm nhiễm, thường có tạo dịch, ứ dọng chất thải trong hòm nhĩ.

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. 80% số ca bệnh thường gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi và thường bắt nguồn từ các bệnh lý đường hô hấp lây lan sang.

Vậy, bệnh viêm tai giữa có lây không?

Trên thực tế điều trị, viêm tai giữa không phải là căn bệnh lây nhiễm, không có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua bất cứ con đường nào. Tuy nhiên, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh tình trạng bị thủng màng nhĩ, điếc tai, áp xe não,… ảnh hưởng rất lớn thính giác, sức của của trẻ về sau. Bệnh gặp nhiều khó khăn trong điều trị dứt điểm nếu chuyển sang mãn tính, tái phát nhiều lần.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến triến trẻ hay bị viêm tai giữa:

  • Phụ huynh đã sử dụng các vật sắc chọc ngoáy vào sâu bên trong tai, khiến trai trẻ rất non nớt bị trầy xước, tổn thương, thậm chí gây thủng màng nhĩ.
  • Vệ sinh tai không đúng cách, dụng cụ vệ sinh không được khử trùng khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viêm.
  • Tác động xấu của môi trường bên ngoài: sự thay đổi thời tiết lạnh đột ngột, môi trường ô nhiễm, không khí nhiều bụi bẩn, hoá chất, khói thuốc lá,
  • Trẻ nhỏ, nhất là những trẻ sinh mổ dễ bị mắc các bệnh lý về hô hấp, vi khuẩn sẽ từ đó lây lan sang tai và gây nhiễm trùng.
  • Hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng không đủ để chống lại vi khuẩn. Đó alf lý do những trẻ ăn sữa ngoài thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu.
  • Biến chứng của viêm amidan, viêm xoang,…cũng được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh lý này,….

Nên làm gì khi trẻ có biểu hiện viêm tai giữa?

  • Phụ huynh hãy cho trẻ tránh xa những yếu tố, tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, khói bụi,…
  • Không sử dụng chung đồ vệ sinh tai hoặc thuốc chữa bệnh tai với người mắc bệnh.
  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Lưu ý: không được tăng hoặc giảm lượng thuốc cảm cảm tính cá nhân, có thể khiến bệnh lâu khỏi, dễ chuyển sang mãn tính.
  • Chú ý vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ nước muối sinh lý hàng ngày (loại dành riêng cho trẻ nhỏ).
  • Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung hoa quả, chất xơ, đạm lành mạnh,….vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Điều này giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.
  • Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, đặc biệt là thời điểm giao mùa từ hạn sang đông. Nóng lạnh đột ngột khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và dễ dẫn đến mắc bệnh viêm tai giữa.

Tốt nhất, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tùy theo thể trạng, mức độ viêm nhiễm,…mà phác đồ điều trị có thể được tiến hành như sau:

viem-tai-giua-nen-an-gi

 Điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Màng nhĩ không thủng: dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa.
  • Màng nhĩ bị thủng: tiến hành nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu giúp vệ sinh tai sạch sẽ, thông tắc các dịch bị ứ đọng gây tắc nghẽn. Khi môi trường phát triển của vi khuẩn bị loại bỏ, các dấu hiệu viêm tai giữa cũng sẽ dần thuyên giảm.

Nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cần phải chích rạch màng nhĩ hoặc nạo viêm amidan.

Nếu bệnh nhân biến chứng và việc điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, thì phẫu thuật hòm nhĩ và khoét xương chũm sẽ là lựa chọn cuối cùng.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu được vấn đề: Viêm tai giữa có lây không? Trẻ nhỏ không có khả năng nhận biết tình trạng bệnh, phụ huynh hãy là người chủ động chăm sóc và bảo vệ con yêu khỏi những yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.