Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Hỏi:

Tôi 62 tuổi, gần đây sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng: cơ thể ớn lạnh, sốt từng cơn, trong miệng mùi hôi rất khó chịu dù tôi đã đánh răng và súc miệng bằng nước muối loãng thường xuyên. Từ hôm qua thì thấy ở dưới mang tai hơi sưng, sờ vào hoặc nhai, ngáp cũng thấy hơi đau, sưng đỏ, miệng khô đắng, lúc nào cũng muốn uống nước.

Tôi tìm hiểu trên mạng thì thấy rất giống với bệnh viêm tuyến nước bọt nhưng không chắc chắn. Xin hỏi bác sĩ, thực chất có phải tôi bị bệnh này hay không? Bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào hiệu quả? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.

(Trịnh Văn Quyết – Yên Bái)

bs-pham-van-lai-kham-benh5

Trả lời:

Chào bác Quyết!

Rất cảm ơn bác đã tin tưởng và chia sẻ các vấn đề về sức khỏe đến chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Về thắc mắc của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Bệnh viêm tuyến nước bọt và các dấu hiệu nhận biết thường gặp

* Tuyến nước bọt gồm 3 tuyến chính nằm ở hai bên mặt, bao gồm: tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi và tuyến mang tai. Trong đó, tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất nằm ở hai bên má: một tuyến ở phía trên hàm và một tuyến ở trước tai.

Khi tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản bị sự xâm nhập và tấn công từ các loại virus, vi khuẩn: khuẩn Staphylococcus aureus, liên cầu khuẩn, trực cầu khuẩn, vi khuẩn E.coli hoặc do các loại virus cúm A, herpes, HIV… sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm.

* Nước bọt đóng vai trò trong việc tiêu hóa thức ăn, giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ, kiểm soát đảm bảo sự cân bằng của các loại khuẩn có lợi và có hại. Khi tuyến nước bọt bị tắc nghẽn, lượng nước bọt giảm do tuổi tác, rối lạn ăn uống, rối loạn chuyển hóa, vệ sinh răng miệng không sạch,….sẽ khiến lượng thức ăn bị tồn đọng trong khoang miệng không được rửa trôi, môi trường trong khoang miệng mất cân bằng.

phan-biet-viem-tuyen-nuoc-bot-va-quai-bi

Sự phát triển quá mức của các loại khuẩn xấu là nguyên nhân gây viêm nhiễm tại tuyến nước bọt.

* Khi bệnh viêm tuyến nước bọt xảy ra, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như sau:

  •  Miệng lúc nào cũng có cảm giác khô mặc dù uống nước đầy đủ.
  • Trong khoang miệng xuất hiện mủ, hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.
  • Phần hàm dưới bị sưng to, tấy đỏ, khoang miệng sẽ thấy hơi đau, cơn đau tăng lần và la sang toàn bộ vùng mặt.
  • Viêm nhiễm thường đi kèm với hiện tượng sốt và ớn lạnh.

Với những triệu chứng như trên, khả năng rất cao bác đã bị viêm tuyến nước bọt. bác cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác bệnh lý, tình trạng bệnh cũng như phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Trên thực tế đây là bệnh lành tính, nếu bác thay đổi thói quen sinh hoạt và kết hợp tuân thủ liệu trình điều trị từ bác sĩ thì bệnh không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm không được can thiệp chữa trị sớm sẽ bị tái phát nhiều lần, những lần sau sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề và khó khăn trong quá trình điều trị sau này:

  •  Viêm nhiễm sẽ khiến mủ tích tụ và lây lan ra toàn bộ tuyến nước bọt, dần dần sẽ hình thành các ổ apxe tại đây hoặc gây ra tình trạng sẹo hóa, giảm tiết nước bọt ngay cả khi đã se lành.
  • Viêm nhiễm ở mức độ nặng sẽ khiến vùng cổ, mặt bị sưng to, sự tăng sinh về kích thước của tuyến nước bọt sẽ chèn ép và gây tổn thương mang tai.
  • Nếu nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt xuất phát từ khối u lành tính sẽ làm phì đại tuyến này, tuy nhiên, đó là khối u ác tính sẽ làm mất cử động vùng da bị tổn thương.
  • Nhiễm trùng lây lan và gây viêm nhiễm tại các bộ phận lân cận.

Điều trị viêm tuyến nước bọt như thế nào hiệu quả?

Bệnh viêm tuyến nước bọt có triệu chứng khá giống với quai bị. Do đó, người bệnh cần hết sức chú ý đến các triệu chứng lâm sàng, nhất là nếu trước đó từng tiếp xúc với người bị bệnh quai bị. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán tính xác tình trạng bệnh lý đang gặp phải.

phan-biet-viem-tuyen-nuoc-bot-va-quai-bi2

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT scan hoặc sinh thiết các tuyến nước bọt để kiểm tra mô hoặc chất lỏng có lứa vi khuẩn, virus hay không? thuộc loại nào?….

Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn, xuất hiện mủ hoặc sốt sẽ được chỉ định các loại thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm. Nếu có các ổ apxe trong tuyến nước bọt cần dùng máy hút mủ, loại bỏ các ổ viêm nhiễm, khiến tuyến này không bị phì đại và tổn hại thêm.

* Tại nhà, bác có thể làm giảm các giác khó chịu và loại bỏ bớt tình trạng viêm nhiễm bằng cách:

  • Uống đủ nước (1,5 – 2 lít nước/ ngày), có thể cho thêm chanh tươi để kích thích tuyến nước bọt tăng tiết lượng nước bọt và làm sạch tuyến này.
  • Chườm nước ấm hoặc massage nhẹ nhàng vị trí bị sưng đau.
  • Nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn: loại bỏ mảnh vụ thức ăn còn bám lại ở răng, súc miệng bằng nước muối ấm 2 – 3 lần/ ngày giúp khoang miệng luôn sạch sẽ.

Với một số chia sẻ vừa rồi về bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không? mong rằng đã giúp bác Quyết và bạn đọc có nhận thức đúng đắn hơn về bệnh lý này, cũng như có hướng điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.