Hỏi:
Chào bác sĩ, em 32 tuổi, đã có gia lập gia đình được 3 năm nay. Em có nghe nói, sau 30 tuổi nguy cơ bị ung thư cổ tử cung rất cao, em rất lo lắng và muốn thực hiện xét nghiệm HPV để biết bản thân có đang bị ung thư hay không. Mong bác sĩ giải thích giúp em, xét nghiệm HPV là gì? Quy trình làm xét nghiệm ra sao ạ?
(Hoàng Thúy Q – Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Q!
Để giúp bạn có câu trả lời chính xác cho thắc mắc vừa rồi, chúng tôi đã có trao đổi với Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ – Bác sỹ cao cấp Nguyễn Phương Hồng – hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi và ghi nhân nhiều thông tin hữu ích:
Xét nghiệm HPV là gì?
HPV là một loại virus có khả năng gây ra u nhú ở người. Hiện nay có hơn 150 chủng HPV, nhưng nguy hiểm nhất là HPV type 16 và 18 có khả năng gây ung thư tử cung ở nữ giới và ung thư dương vật ở nam giới.
Xét nghiệm HPV chính là tiến hành các kỹ thuật chuyên khoa nhằm phát hiện sự hiện diện của virus HPV trong cơ thể con người. Đây là một dạng xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Bạn trên 30 tuổi, đã lập gia đình hoặc nhận thấy có những triệu chứng bất thường ở vùng sinh dục, thì nên đi làm xét nghiệm HPV sớm.
Bạn Q cũng cần lưu ý rằng, xét nghiệm HPV không cho kết quả việc cơ thể của bạn có mắc ung thư hay không mà chỉ giúp phát hiện virus HPV 16 và 18 type – 2 chủng HPV làm gia tăng nguy cơ gây cung thư cổ tử cung ở nữ.
Các loại xét nghiêm HPV thường được áp dụng hiện nay
Bác sĩ Hồng cho biết, để tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới, các cơ sở y tế thường áp dụng 2 phương pháp xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm Pap (Pap smear) – áp dụng cho nữ giới: Lấy tế bào cổ tử cung phết lên lam kính, sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Nếu thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng thì người bệnh đã bị nhiễm HPV.
- Xét nghiệm HPV – áp dụng cho cả hai giới: Đây là loại xét nghiệm trực tiếp và cho kết quả nhanh nhất về việc phát hiện virus HPV gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến sự thay đổi tế bào và ung thư. Xét nghiệm này có thể thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.
Cả hai phương pháp xét nghiệm trên để giúp bác sĩ xác định được chủng loại HPV, sự phát triển của virus trong tử cung nữ giới hoặc tại dương vật của nam giới. Tuy nhiên, phát hiện sự có mặt của virus này không chắc chắn 100% bạn bị ung thư, cần có các kỹ thuật khác như xét nghiệm, nội soi,…mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Cách lấy mẫu xét nghiệm HPV như sau:
- Xét nghiệm máu: Khoảng 2 – 3 ml máu của người bệnh sẽ được cho vào ống chống đông EDTA, để ở nhiệt độ – 20 độ C đến khi tiến hành xét nghiệm.
- Xét nghiệm dịch: Dịch tiết được lấy từ âm đạo, sau đó được bảo quản trong dung dịch eppendorf, giữ lạnh ở -20 độ C đến khi tiến hành xét nghiệm.
- Xét nghiệm bệnh phẩm: mẫu bệnh phẩm được lấy trực tiếp từ những nốt sùi, nốt u nhú trên cơ thể người bệnh, sau đó được ngâm trong eppendorf chứa 2ml cồn Ethanol 70%.
Tiến hành xét nghiệm HPV như thế nào?
- Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và lấy máu mẫu máu để kiểm tra có bị nhiễm virus HPV không.
- Sau đó sẽ khám phụ khoa và soi cổ tử cung.
- Thực hiện các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Bác sĩ sẽ áp dụng ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để khuếch đại các đoạn gen ở các tuýp HPV để xác định bạn có bị nhiễm virus HPB hay không? Nếu có, chúng thuộc có thuộc chủng gây ung thư cổ tử cung không.
- Đọc kết quả và hỗ trợ tư vấn các thông tin cần thiết liên quan đến việc điều trị, phòng tránh nguy cơ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh hệ thống các bệnh viện công lập hiện nay, bạn có thể tiến hành xét nghiệm HPV tại các phòng khám tư nhân để không mất công chờ đợi và được hưởng chất lượng dịch vụ thăm khám, tư vấn chuyên nghiệp.