Hỏi:
“Chào bác sỹ, em nghe nói xét nghiệm Syphilis là phương pháp để chẩn đoán bệnh giang mai có phải không? Chuyện là vì, em lỡ có quan hệ đồng tính nam với một người bạn mới quen bằng đường miệng và hậu môn. Nhưng mãi sau này em mới biết cậu bạn đó từng bị bệnh giang mai. Vậy nên, em rất lo lắng và muốn là xét nghiệm tầm soát bệnh sớm mặc dù chưa có triệu chứng bất thường nào. Mong bác sỹ cho biết, xét nghiệm Syphilis là gì? khi nào em nên làm xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất?”
Quang L (27 tuổi, Hà Đông – Hà Nội).
Đáp:
Chào bạn Quang L,
Rất cảm ơn vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về “Chuyên mục Tư vấn” tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi trong tuần vừa qua. Và để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm syphilis là gì? hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây.
Xét nghiệm syphilis là gì?
Giang mai (syphillis) được biết đến là căn bệnh xã hội nguy hiểm và rất phổ biển do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục. Nếu không được ngăn ngừa kịp thời, xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.
Hiện nay, với sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán, Syphilis TP (CMIA) được xem là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán sàng lọc bệnh giang mai chính xác nhất. Do vậy, ngay khi có triệu chứng bất thường, bạn nên làm xét nghiệm để phát hiện sớm, giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm syphilis cho biết điều gì?
- Xét nghiệm Syphilis TP (CMIA) thuộc nhóm Treponemal Test phát hiện kháng thể IgG và IgM anti-Treponemal.
- Xét nghiệm Syphilis TP (CMIA) đã được chứng minh có độ nhạy ≥ 99,0 % trong nghiên cứu kiểm tra mẫu đã được xác định là dương tính thật.
– Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm syphilis?
- Cơ thể xuất hiện các vết trợt, loét ở cơ quan sinh dục, trực tràng, quanh hậu môn, hầu họng.
- Tổn thương trên da dạng sẩn, dát màu hoa đào (hồng ban) ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân kèm một số triệu chứng khác: sốt, mệt mỏi, nổi hạch.
- Người có quan hệ đồng tính nên tiến hành xét nghiệm ngay khi có nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Những người có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình, mại dâm, nghiện ma túy…
- Khi phơi nhiễm với HIV, người bệnh cũng cần tiến hành xét nghiệm ngay.
Kết quả xét nghiệm syphilis nói lên điều gì?
- Khi xét nghiệm nhận kết quả dương tính, có phản ứng cần phối hợp với tiền sử quan hệ tình dục và các yếu tố nguy cơ, bác sỹ sẽ chỉ định thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm khẳng định khác như: TPHA định lượng, RPR… để cho kết quả chính xác nhất.
- Nếu kết quả âm tính cho thấy bạn không mắc bệnh giang mai; hoặc đối với người đã từng bị bệnh này thì bệnh đã được điều trị khỏi.
- Khi kết quả xét nghiệm âm tính nhưng thăm khám lâm sàng nghi ngờ các biểu hiện, triệu chứng bạn đang mắc bệnh giang mai thì nên làm lại xét nghiệm sau 2 – 4 tuần.
Bệnh giang mai cần điều trị như thế nào?
Đối với các trường hợp kết quả xét nghiệm syphilis âm tính, thì bạn sẽ được bác sỹ chuyên khoa tư vấn các biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Còn đối với các trường hợp xét nghiệm syphilis cho kết quả dương tính, thì bạn sẽ được bác sỹ lý giải cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị tích cực nhất.
Cụ thể, hiện nay để ngăn ngừa xoắn khuẩn giang mai phát triển, bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng thuốc, chủ yếu là các loại thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu, để nhanh chóng khống chế sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, ở một số trường hợp đặc biệt có thể sẽ được bác sỹ điều trị kết hợp với “Liệu pháp cân bằng miễn dịch”, nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai từ bên trong cơ thể, kết hợp với gene sinh vật điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh… giúp mang lại hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, an toàn, không tác dụng phụ, nhanh chóng hồi phục, hạn chế tái phát.
Ngoài ra, các bác sỹ chuyên khoa cũng khuyến cáo mọi người, nên làm tốt những điều sau để đẩy nhanh hiệu quả và thời gian chữa trị bệnh giang mai:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, ngừng quan hệ tình dục khi bị bệnh, đang điều trị.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không dùng dùng đồ dùng cá nhân với người khác.
- Ăn uống và tập luyện điều độ, khoa học để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát bệnh sớm.
Như vậy, với trường hợp của bạn Quang L, khi đã có quan hệ đồng tính và nghi ngờ bạn tình có mắc bệnh giang mai thì tốt hơn hết hãy nhanh chóng đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín, để được bác sỹ tư vấn và đưa ra các chỉ định xét nghiệm phù hợp, sớm có kết quả và biện pháp điều trị (nếu cần). Chúc bạn sớm ổn định sức khỏe!