Són tiểu là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Các thống kê gần đây cho thấy cứ 10 người phụ nữ thì có 2-3 người có biểu hiện són tiểu. Són tiểu không chỉ khiến chị em mất tự tin, khó chịu mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề về sức khỏe. Vậy són tiểu nữ giới là gì? Nguyễn nhân và cách điều trị thế nào? Để giải đáp các vấn đề trên mời chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung
Són tiểu ở nữ giới là như thế nào?
Són tiểu nữ giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài đột ngột không theo ý muốn. Tình trạng sẽ từ thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu cho đến thường xuyên mắc tiểu. Són tiểu là vấn đề thường gặp khiến nữ giới tự ti, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Són tiểu được chia làm 3 loại đó là:
- Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng: Tình trạng này xảy ra khi áp lực bụng dưới đột ngột tăng lên. Chẳng hạn như ho, cười, hắt hơi hay vận động.
- Són tiểu cấp kỳ: Những cơn mắc tiểu cấp kỳ diễn ra trong thời gian ngắn khiến người bệnh không kịp di chuyển tới nhà vệ sinh.
- Són tiểu khi đầy bọng đái: Người bệnh luôn rơi vào tình trạng lúc nào cũng rò rỉ nước tiểu.
Triệu chứng thường gặp
- Dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng són tiểu nữ giới
- Rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười, vận động.
- Tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều lần trong một tiếng đồng hồ.
- Tiểu nhiều vào đêm.
- Đái dầm, tiểu gắt.
- Nước tiểu ra một lượng lớn vào quần áo hoặc chảy xuống chân.
Bạn có thể kiểm soát được tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Tham khảo với bác sĩ ngay TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin chi tiết.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, chị em nên chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, có phương pháp điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng són tiểu nữ giới?
+ Lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe,..được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng són tiểu ở nữ giới.
+ Tâm lý lo lắng, căng thẳng khiến chị em mất hiểu soát tiểu són lúc nào không hay.
+ Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu, sự suy yếu của cơ sàn chậu do lão hóa tự nhiên, một số bệnh về hệ thần kinh cũng như các bộ phận trên cơ thể.
+ Người bệnh thường xuyên có các hành động như ho, hắt xì, làm việc nặng làm tăng sức ép lên bọng đái (bàng quang).
+ Phụ nữ lớn tuổi, ảnh hưởng của quá trình mang thai, sinh để hay thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ trong giai đoạn mãn kinh, dẫn đến tình trạng giảm khả năng kiểm soát bài tiết nước tiểu ở niệu đạo và gây són tiểu.
Đối tượng dễ rơi vào tình trạng són tiểu
- Tiểu són thường xảy ra ở nữ giới độ tuổi từ 20 – 55, đặc biệt tình trạng này diễn ra phổ biến ở nữ giới độ tuổi trên 50, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.
- Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng són tiểu nữ giới
- Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiểu són ở nữ giới là:
- Tuổi tác, người càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc chứng són tiểu ở nữ giới cao.
- Thừa cân, béo phì.
- Bệnh thần kinh hoặc tiểu đường.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho những lời khuyên của các chuyên viên y tế. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, có phương pháp điều trị phù hợp.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh són tiểu nữ giới
Đầu tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi tình trạng bệnh hiện tại của bạn như mức độ đi tiểu, lượng nước tiểu rò rỉ và khi đi tiểu.
Tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, làm một số xét nghiệm đơn giản để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh, và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng, các dấu hiệu bất thường khác nếu có.
- Ghi chép lại nhật ký bàng quang, lượng nước uống mỗi ngày, khi nào đi tiểu, lượng nước tiểu đi và số lần bị són tiểu.
- Kiểm tra lượng nước tiểu còn sót lại ở trong ống bàng quang bằng cách sử dụng ống thông hoặc siêu âm.
Ngoài ra, nếu cần thiết bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm niệu động học để kiểm tra cơ bàng quang, cơ thắt niệu đạo, soi bàng quang, chụp bàng quang, siêu âm vùng chậu,…
Phương pháp điều trị
Hiện nay có hai phương pháp điều trị sót tiểu nữ giới được nhiều người áp dụng đó là:
- Phương pháp nội khoa: Sau khi thăm khám tìm ra nguyên nhân, nếu tình trạng són tiểu ở mức độ nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc điều trị phù hợp giúp thư giãn bàng quang, giảm các triệu chứng són tiểu.
- Phương pháp ngoại khoa: Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật để điều trị những nguyên nhân gây ra tình trạng són tiểu nữ giới.
Những thói quen giúp hạn chế vấn đề són tiểu nữ giới
- Nữ giới có thể kiểm soát bệnh một cách dễ dàng nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều chất xơ.
- Giữ cân nặng ở mức ổn định.
- Thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, tâm lý căng thẳng mệt mỏi.
- Luyện tập các bài thể dục về xương chậu dưới.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng són tiểu nữ giới. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, chị em nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị đúng bệnh. Nếu còn có thắc mắc chưa được giải đáp, mọi người có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được bác sĩ tư vấn, giải đáp cụ thể.
Chúc bạn sức khỏe!