Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Bà bầu ăn măng được không? Chuyên gia cho biết điều gì?

Bà bầu ăn măng được không? Chuyên gia cho biết điều gì?

Dù là món ăn quen thuộc và trở thành sở thích của nhiều người, song với bà bầu ăn măng được không? là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ, nhất là những người mang thai lần đầu. Bởi đâu đó vẫn có thông tin cho rằng, việc bà bầu ăn măng có thể gây mất máu, sảy thai, sinh non… Vậy thực hư bà bầu ăn mang được không? câu trả lời sẽ được đề cập ở ngay bài viết hôm nay.

Bà bầu ăn măng được không

Bà bầu ăn măng được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, măng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối cao và tốt cho sức khỏe, kể cả sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của em bé.

Thành phần có trong măng được biết đến với rất khá nhiều dưỡng chất thiết yếu như:

  • Chất xơ: Chất xơ có trong măng chiếm đến 2,56%, cao hơn hẳn so với các loại rau xanh, cải bắp và dưa leo… Chất xơ có tác dụng giảm nguy cơ táo bón, phòng tránh nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.
  • Chất chống oxy hóa: Thành phần Phytosterol có trong măng thường hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm chống viêm và hỗ trợ các tế bào hoạt động ổn định.
  • Ít chất béo và đường: Lượng chất béo và đường ở trong măng là không đáng kể, vì vậy bà bầu hoàn toàn yên tâm về vấn đề cân nặng cũng như nguy cơ của bệnh tiểu đường.
  • Các thành phần dinh dưỡng khác: Ngoài 91% là nước cùng các thành phần chính kể trên, thì măng còn chứa hàm lượng protein, vitamin, canxi, sắt, kali… giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện.

Với rất nhiều giá trị tốt cho sức khỏe, vậy bà bầu ăn măng được không? Lý giải về thắc mắc này, các chuyên gia cho biết bà bầu có thể được ăn măng trong suốt cả thai kỳ.

Tuy nhiên, bất cứ một loại thực phẩm nào cũng vậy, bạn không nên ăn quá nhiều. Với măng cũng vậy, dù là măng khô hay măng tươi, bà bầu cũng chỉ ăn khoảng 1 – 2 lần trong một tháng với trọng lượng tối đa là 200g.

Sở dĩ, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khuyến cáo đó là bởi trong măng có chứa chất glucozit là nguyên nhân sản sinh ra acid cyanhydric, hoạt chất này dễ khiến bà bầu bị ngộ độc khi ăn măng quá nhiều.

Ngoài ra, lượng chất xơ ở măng có thể khiến bà bầu bị đầy bụng, ợ hơi, gây khó tiêu… Đồng thời, một số thành phần có trong măng sẽ tác động làm giảm quá trình tạo máu, khiến bà bầu có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

Lợi ích tuyệt vời từ măng đối với sức khỏe mẹ bầu?

Sử dụng măng đúng cách, đúng hàm lượng, chắc chắn cơ thể bà bầu sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Thành phần trong măng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus tốt. Vì vậy, việc sử dụng măng một cách hợp lý nhất là vào những tháng giao mùa sẽ có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm rất tốt.
  • Tốt cho tim mạch: Thành phần chất xơ trong măng sẽ làm giảm hấp thụ cholesterol xấu, nên sử dụng đúng cách, măng sẽ giúp bạn có một sức khỏe tim mạch tốt.
  • Kiểm soát cân nặng: Chiếm 91% là nước, cùng với hàm lượng calo thấp nên việc mẹ bầu ăn măng không chỉ hỗ trợ tiêu hóa tốt mà còn tạo cảm giác no lâu hơn, giúp mẹ bầu giảm thiểu nỗi lo tăng cân, cũng như giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Phòng ngừa ung thư: Măng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa ngăn hoạt động của gốc tự do là nguyên nhân gây ung thư. Vì vậy, sử dụng măng một cách hợp lý trong bữa ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi bà bầu ăn măng

Đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào khẳng định việc bà bầu ăn măng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu lạm dụng, ăn măng quá nhiều cũng sẽ gây ra những hệ lụy không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.

Do đó, để đảm bảo việc ăn măng không ảnh hưởng đến sức khỏe, bà bầu cần lưu ý:

  • Nên tránh ăn măng trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, vì ăn nhiều măng ở thời điểm này có thể gây đầy hơi, khó tiêu, chất glucozit trong măng còn làm giảm quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể.
  • Ngâm và luộc kỹ măng trước khi chế biến thành các món ăn.
  • Trong quá trình luộc măng nên mở nắp để độc tố bay ra, không nên sử dụng nước luộc măng vì có chứa độc tố nguy hiểm.
  • Mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh về sỏi mật, sỏi thận, hệ tiêu hóa kém… nên tránh ăn măng trong thai kỳ.
  • Với măng khô, bạn phải ngâm măng với nước muối ít nhất 6 giờ, trong quá trình ngâm cầm xả nước nhiều lần rồi luộc lại, cho đến khi nước trong mới dùng măng chế biến thành các món ăn khác.
  • Không nên ăn đồ lạnh ngay sau khi ăn măng để tránh gây đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Nhìn chung, măng là thực phẩm mà bà bầu có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, nhưng không nên sử dụng thường xuyên. Vì trong măng có chứa chất gây ra độc tố và ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Trong khi, máu là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính để thai nhi phát triển. Do đó, bà bầu ăn măng được không? Dù kết quả là có thì chị em cũng nên cân đối chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của em bé.

Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe, đồng thời giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn măng được không? Hãy ghé thăm chuyên mục sức khỏe của chúng tôi để cập nhập những thông tin hữu ích cho sức khỏe nhé!

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.