Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn lá lốt không?

Giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn lá lốt không?

Xuất hiện trên khắp các diễn đàn chăm sóc sức khỏe sinh sản dành cho chị em là những câu hỏi xoay quanh việc bà bầu có được ăn lá lốt? Về vấn đề này, các chuyên gia sẽ vào cuộc để cung cấp thông tin cần thiết dành cho các bà bầu xung quanh chế độ ăn uống hợp lý và những thực phẩm cần tránh trong suốt thai kỳ.

Lợi ích của lá lốt

Lá lốt là một loại nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp mỗi nhà, đồng thời cũng được xếp vào các loại thuốc Nam mang tác dụng giải cảm, chữa trị chứng phù nề và giúp nhuận tràng rất tốt. Nhiều người còn rỉ tai nhau khuyên các mẹ bầu nên ăn lá lốt để cải thiện hệ tiêu hóa và giải quyết nhiều vấn đề khác.

Theo các nghiên cứu khoa học thì lá lốt rất tốt cho sức khỏe vì trong thành phần của nó có khả năng chống viêm, viêm loét, bảo vệ gan, rất tốt cho tim mạch, cũng như ngăn ngừa tiểu đường và nhiều công dụng khác. Lá lốt cũng được dùng như nguyên liệu để làm sạch và vệ sinh răng miệng. Các nghiên cứu cũng cho thấy, chiết xuất lá lốt mang tác dụng chống lại hóa chất cũng như làm giảm sự phát triển khối u khá hiệu quả.

bà bầu có được ăn lá lốt

Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Vậy, bà bầu có được ăn lá lốt không? Theo kinh nghiệm dân gian, các cụ đời xưa cho rằng, phụ nữ mang thai có thể ăn lá lốt để hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm ốm nghén, giúp chị em ăn uống ngon miệng hơn. Trong lá lốt cũng có tính kháng sinh và sát khuẩn nhẹ, đồng thời lại chứa nhiều vitamin giúp mẹ bầu giải cảm cực kỳ hiệu quả.

Tuy nhiên, trong những trường hợp mẹ mang thai khó hoặc có tiền sử sảy thai thì nên tham khảo ý kiến  bác sĩ việc ăn lá lốt. Món rau này các mẹ bầu có thể dùng 1-2 lần/tuần và không nên ăn thường xuyên vì chúng có thể gây tích tụ nhiệt trong người và tất nhiên là không tốt cho phụ nữ mang thai.

Các món ăn với lá lốt tốt cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn lá lốt không? Câu trả lời là có. Và nếu bạn còn đang băn khoăn không biết đâu là những món ăn thích hợp được chế biến từ lá lốt dành cho chị em đang mang thai thì có thể tham khảo danh sách dưới đây.

  1. Lá lốt cào thịt bò

Nguyên liệu: 150-200g thịt bò thái lát mỏng, thêm nửa củ hành tây thái múi và 1 nắm lá lốt rửa sạch, thái thành miếng dày vừa đủ dùng, cộng với tỏi băm nhuyễn.

Cách làm:

+ Hãy ướp thịt với tỏi băm, muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu mè và xì dầu. Sau đó để thịt bò mau thấm gia vị và xào lên để không bị khô, chị em có thể cho vào một thìa cà phê bột bắp để ướp thịt.

+ Ướp thịt sau 10 phút, hãy bắc chảo lên bếp và cho thêm ít dầu vào đun nóng, sau đó phi tỏi thật thơm.

+ Tiến hành cho thịt bò vào xào trên lửa lớn đến khi thịt vừa chín tái thì múc ra đĩa.

+ Tiếp tục cho thêm chút dầu ăn vào chảo rồi đảo nhẹ hành tây vào xào sau đó cho lá lốt vào đảo đều, thêm chút bột nêm và muối. Cuối cùng là cho đĩa thịt bò chín tái vào xào cùng dể đảo vài lượt thì tắt bếp và dùng.

  1. Canh cá lóc lá lốt

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 con cá lóc nhỏ phi lê, khoảng 10 lá lốt, thêm gừng 1 củ, hành tím 4 củ chuẩn bị sẵn.

Cách làm:

+ Cá lóc thái khúc và tiến hành ướp với hạt nêm và nước mắm.

+ Lá lốt cũng có thể thái nhỏ vừa ăn.

+ Bạn bắc chảo lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào phi thơm cùng với hành tím và gừng. Tiếp tục cho cá vào đảo đến khi săn lại thì bỏ ra ngoài.

+ Sau đó, chị em hãy cho nước vào nấu sôi, nêm thêm chút nước mắm, hạt nêm, đường và giấm cho có vị chua chua ngọt ngọt. Đợi lúc ước sôi thì cho lá lốt vào nấu một chút là có thể dùng được.

  1. Chả lá lốt thịt lợn

Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị khoảng 250g thịt nạc vai băm nhuyễn, cộng thêm 30g mộc nhĩ băm nhuyễn, một ít lá lốt để nguyên đủ dùng và 1 củ hành khô.

Cách làm:

+ Bạn trộn mộc nhĩ hoặc có thể dùng nấm hương với thịt lợn, sau đó nêm thêm muối, bột ngọt và tiêu xay vào. Tiếp tục để 10-20 phút cho thấm gia vị.

+ Tiến hành cuốn nhân vừa chuẩn bị vào lá lốt. Chị em nên gói ở mặt gân lá để màu chả được đẹp.

+ Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và cho cuốn lá lốt vào chiên ở lửa vừa. Chỉ cần chiên đều 2 mặt đến khi chin là được.

Công dụng của lá lốt với mẹ bầu

Bà bầu có được ăn lá lốt không và những công dụng mà nó mang lại là gì? Theo ý kiến của các chuyên gia thì bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt trong bữa ăn hàng ngày với những công dụng đặc biệt. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tuyệt vời sau đây.

+ Chữa trị bệnh phụ khoa: Trong suốt thai kì, mẹ bầu có thể sẽ bị viêm nhiễm âm đạo, bị nấm tấn công và ra nhiều khí hư ngứa ngáy. Lúc này, chị em có thể dùng lá lốt nấu nước để rửa vùng kín sẽ mang lại hiệu quả cao.

+ Trị tàn nhang, nám da, nổi mụn: Trong lá lốt chứa hoạt chất phenol, mang khả năng ức chế hoạt động của đám vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm giảm viêm sưng tại các ổ mụn cho cơ thể. Vitamin và chất xơ có trong lá lốt cũng sẽ giúp cân bằng độ pH cho da khi thấm vào làn da để tránh tình trạng dầu nhờn gây bít lỗ chân lông.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, lá lốt sẽ giúp tẩy tế bào da chết và giúp da hồi phục nhanh sau nổi mụn. Hoạt hất alcaloid trong lá lốt chắc chắn không chỉ có tác dụng kháng khuẩn hay chống viêm da mà còn giúp làn da của bà bầu trắng sáng hơn. Đây là công dụng tuyệt vời để chữa tình trạng nám sạm khi mang thai cho chị em.

  • Tránh sưng phù

Khi mẹ bầu bước vào những tháng cuối thai kỳ thì tình trạng phù chân là rất khó tránh khỏi. Việc ngâm chân bằng lá lốt chắc chắn sẽ giúp đả thông kinh mạch, hơn nữa còn giúp mạch máu giãn nở, hỗ trợ tuần hoàn máu ở chân. Việc ngâm chân vào buổi tối bằng nước lá lốt đun sôi vừa đủ ấm còn giúp bà bầu ngủ sâu giấc, tâm hồn thanh tịnh.

Những lưu ý giúp mẹ bầu ăn uống lành mạnh khi mang thai

Bà bầu có được ăn lá lốt không? Đáp án chính xác là có. Thế nhưng, việc sử dụng lá lốt trong bữa ăn của bà bầu cũng cần có những lưu ý đặc biệt. Chị em cũng nên biết là ngoài lá lốt thì vẫn còn có nhiều cách khác để kích thích sự thèm ăn cũng như cải thiện hệ tiêu hóa như sau:

  • Chia nhỏ các bữa ăn: Hãy tập cho mình một thới quen xây dựng chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là tránh ăn những món nhiều chất béo, gây khó tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước: Đối với bà bầu, hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện, các bài tập thể dục nhẹ nhàng hay tập yoga để cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng cường sức khỏe rất tốt cho bà bầu.

Các chuyên gia lưu ý với chị em rằng mang thai là thời điểm quan trọng nên chế độ ăn uống và giữ gìn sức khỏe khoa học, lành mạnh luôn cần được lưu tâm. Ngoài ra, đây cũng được đánh giá là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu một lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Bà bầu có được ăn lá lốt không? Câu trả lời là có nhưngtTrước khi ăn một món lạ hay có ý định ăn trong thời gian dài thì chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ, đặc biệt là những người có tiền sử sẩy thai.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.