Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Viêm Nhiễm Phụ Khoa » Viêm Phụ Khoa » Bị viêm phụ khoa khi mang bầu: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Bị viêm phụ khoa khi mang bầu: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Khi mang thai, cơ thể của nữ giới sẽ có nhiều thay đổi như: dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, nội tiết tố xáo trộn, sức đề kháng giảm,…Cũng chính vì thế mà chị em rất dễ bị viêm phụ khoa khi mang bầu. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm có thể lây nhiễm sang thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,…

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng bị viêm phụ khoa khi mang bầu. Từ đó chủ động phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả.

Vì sao chị em phụ nữ lại bị viêm phụ khoa khi mang bầu?

Theo bác sĩ Chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Thoàn, đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Khi mang thai, độ pH trong môi trường âm đạo của chị em phụ nữ sẽ bị thay đổi. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, nấm,…xâm nhập, tấn công.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm phụ khoa. Trong đó những nguyên nhân phải kể đến như:

  • Môi trường âm đạo bị tác động do chị em phụ nữ vệ sinh vùng kín không đúng cách từ trước khi mang bầu. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây bệnh.
  • Phụ nữ mang thai vùng kín thường tiết ra rất nhiều dịch, nếu không vệ sinh đúng cách và thường xuyên sẽ giúp nấm cùng vi khuẩn phát triển.
  • Khi mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ giảm sút đáng kể, từ đống dễ khiến cơ thể mắc phải bệnh viêm phụ khoa như: viêm âm đạo.

Dấu hiệu nhận biết bị viêm phụ khoa khi mang bầu

Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan sinh dục nữ giới. Trong đó nổi bật nhất vẫn là những bệnh như: Nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm Strep B âm đạo (GBS).

Đây được xem là những bệnh có tỷ lệ nữ giới nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng mắc phải nhiều nhất. Mỗi một loại bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình khác nhau như:

  1. Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng nhiễm trùng gây ra khi có quá nhiều vi khuẩn nào đó khiến cho vi khuẩn trong âm đạo bị mất cân bằng. Theo thống kê, có đến 20% phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ. Khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, nữ giới sẽ có các triệu chứng như: ngứa ngáy vùng kín, vùng kín ra nhiều khí hư bất thường,…

  1. Nhiễm nấm âm đạo

Thủ phạm gây ra nhiễm nấm âm đao thường gặp đó là nấm candida albicans. Loại nấm này thường ký sinh ở một số nơi trên da hoặc trong âm đạo, miệng, ruột. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo sẽ giữ cân bằng, giúp nâm không bùng phát.

Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà môi trường âm đạo bị mất cân bằng, trở nên kiềm hoá, khi nấm candida albicans phát triển mạnh mẽ vượt mức cho phép có thể gây ra chứng niễm nấm âm đạo.

Khi bị nhiễm nấm âm đạo, nữ giới sẽ có các triệu chứng như ngứa ngáy vùng kín, vùng kín tiết nhiều khí hư bất thường, khí hư có mùi hôi khó chịu,…

  1. Viêm âm đạo trichomoniasis

Trichomonas là bệnh nhiễm trùng thường lây qua đường tình dục. Khi nữ giới bị viêm âm đạo trichomoniasis, vùng kín nữ giới sẽ tiết ra nhiều khí hư bất thường, khú hư có màu sắc lạ, mùi hôi khó chịu, ngứa bộ phận sinh dục cùng cảm giác tiểu tiện đau đớn.

  1. Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)

Nhiễm GBS là nguyên nhân phổ biến dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ, vỡ nội mạc tử cung, thai chết lưu và sinh non. Đây cũng là nguyên nhân điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh và tỷ lệ tử vong cao.

Các triệu chứng của bệnh thường thể hiện qua đường tiết niệu. Ban đầu, thai phụ sẽ cảm thấy đau rát khi đi tiểu tiện, tiểu khó, nước tiểu có màu vàng đục. Màu nước tiểu sẽ ngày càng đục hơn nếu như bệnh keo dài không được điều trị. Thậm chí, bệnh còn kéo theo các cơn đau buốt với tần suất nhiều, nặng hơn.

Để biết chắc chắn mình có bị viêm phụ khoa khi mang bầu hay không, tốt nhất chị em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bị viêm phụ khoa khi mang bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Theo bác sĩ Thoàn, bệnh viêm phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đúng cách, dứt điểm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho thai nhi, cụ thể:

+ Viêm nhiễm nấm Candida

Nấm Candida thường cư trú ở bên trong âm đạo và những vi nấm này hoàn toàn vô hại khi môi trường âm đạo giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong thời kỳ thai nghén, sự tang giảm nội tiết tố đột ngột có thể làm thay đổi nồng độ pH âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi nấm sinh sôi, phát triên và gây bệnh.

Việc điều trị bệnh viêm phụ khoa khi mang thai do nấm candida thường rất dễ dàng, tuy nhiên bệnh lại thường hay tái phát nhiều lần. Trường hợp, người mẹ bị viêm phụ khoa khi mang bầu mà không được điều trị dứt điểm thì khi sinh thường, con đi qua âm đạo nấm có dính vào niêm mạc miệng. Từ đó, gây đen miệng hoặc viêm da do nấm ở trẻ sơ sinh.

Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng từ trong tử cung hoặc tang nguy cơ sinh non, sảy thai, sức đề kháng yếu, thậm chí bị viêm phổi do nấm. Vì thế, mẹ bầu cần điều trị bệnh ngay trước khi sinh con để tránh những nguy cơ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh nở.

+ Viêm phụ khoa do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Viêm phần phụ do vi khuẩn là bệnh thường gặp nhất đối với chị em phụ nữ mang thai. Theo thống kê, cứ khoảng 5 người phụ nữ thì sẽ có 1 người bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xảy ra khi các vi khuẩn thự nhiên sống ở trong âm đạo, phát triển một cách quá mức.

Bệnh viêm phụ khoa khi mang thai do nhóm vi khuẩn này thường sẽ có mối liên quan tới các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: vỡ màng ối nước, nhiễm trùng nước ối, sảy thai, sinh non cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Thai nhi sinh ra có thể bị nhẹ cân, viêm màng tử cung,…

Vì thế, mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi mang thai có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín này.

+ Viêm âm đạo cho lậu cầu khuẩn

Lậu cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai và có mức độ nguy hiểm cao. Nếu thời gian ủ bệnh kéo dài, người mẹ có thể gặp phải các triệu chứng như: tiểu gắt, nước tiểu đục có kèm theo mủ, huyết trắng ra nhiều có mùi hôi khó chịu, đau vùng bụng dưới,…

Nếu mẹ bầu bị viêm phụ khoa khi mang bầu do lậu cầu khuẩn và không được điều trị đúng cách, dứt điểm sẽ tác động xấu tới thai nhi: Nguy cơ sinh non tang lên tới 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối, trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai.

Không những thế, vi khuẩn lậu dễ lây viêm nhiễm sang cho thai nhi trong quá trình sinh thường qua đường âm đạo. Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục của người mẹ có thể xâm nhập và tấn công mắt của trẻ sơ sinh.

Từ đó, gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở thai nhi. Thường, từ ngày thứ 2 sau khi sinh thường, mắt của bé sẽ bị sưng huyết, có nhiều mủ vàng, giảm thị lực thậm chí là mù loà.

Nữ giới bị viêm phụ khoa khi mang bầu phải làm sao?

Tuỳ thuộc vào mức độ viêm phụ khoa khi mang thai nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ có những thời khuyên nên điều trị bệnh lập tức hay không. Bởi, việc điều trị bệnh không đảm bảo có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Hiện nay, có một số loại thuốc điều trị bệnh viêm phụ khoa được nghiên cứu và chứng minh rằng không gây hại tới thai nhi, vì thế mẹ có thể yên tâm sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thai kỳ không đúng cách có thể gây ra ảnh hưởng cho mẹ và bé.

Vì thế, việc sử dụng thuốc điều trị viêm phụ khoa trong thai kỳ cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chị em tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép, chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị sau này cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé.

Làm sao để tránh bị viêm phụ khoa khi mang bầu?

Bệnh viêm phụ khoa có thể xảy ra trước, trong và sau khi mang thai. Vì thế, cách tốt nhất chị em nên chủ động ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, đảm bảo bản than không bị bệnh trước khi có kế hoạch mang thai.

Sau đây là một số phương pháp ngăn ngừa bệnh viêm phụ khoa khi mang bầu ở chị em phụ nữ:

  • Bổ sung nhiều rau quả, uống nhiều nước, đặc biệt ăn 1 hộp sữa chua không đường mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như duy trì độ cân bằng môi trường âm đạo.
  • Hạn chế ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.
  • Mặc đồ lót thoải mái, rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, thay quần lót 2-3 lần/ ngày.
  • Không tắm nước nóng, không mặc quần jeans khi bị viêm phụ khoa, không tắm quá lâu.
  • Tránh sử dụng các loại sản phẩm, xà phòng, dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Điều này sẽ giúp chị em không làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, phát triển.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi tiểu, đại tiện, trước và sau khi quan hệ tình dục. Vệ sinh vùng kín từ âm đạo ra sau hậu môn và tránh làm ngược lại.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ tránh stress, căng thẳng,…Bởi điều này có thể làm tang nguy cơ viêm nhiễm cũng như khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp chị em phụ nữ hiểu đúng về bệnh viêm phụ khoa khi mang thai. Từ đó chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả khi chẳng may bị viêm phụ khoa khi mang bầu. Mọi vướng mắc cần được các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp. Chị em hãy liên hệ trực tiếp ngay TẠI ĐÂY.

 

 

Bài liên quan

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Chuyên gia giải đáp

Có bầu bị ngứa vùng kín là một dấu hiệu mà có đến hơn 90% mẹ bầu gặp...

Ra dịch màu trắng sữa khi quan hệ – Dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa

Ra dịch màu trắng sữa khi quan hệ là một dấu hiệu rất nhiều chị em nữ...

Rau diếp cá chữa bệnh phụ khoa có hiệu quả không? sự thật được tiết lộ

Sử dụng rau diếp cá chữa bệnh phụ khoa là một trong những cách chữa dân gian...

Ngứa 2 bên mép vùng kín do nguyên nhân gì gây ra

Ngứa 2 bên mép vùng kín không phải là chuyện hiếm gặp ở chị em. Tuy nhiên,...

Rửa vùng kín bằng gì là tốt nhất để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa

Rửa vùng kín bằng gì là tốt nhất? Đây là vấn đề được rất nhiều chị em...

Rận mu ở vùng kín do nguyên nhân gì và có dấu hiệu thế nào

Rận mu ở vùng kín không chỉ khiến chúng ta khó chịu, ngứa ngáy. Mà nó còn...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.