Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện tại?…là những lo lắng của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng này. Lắng nghe những chia sẻ ngay sau đây để duy trì cho bản thân sức khỏe răng miệng luôn chắc khỏe, trắng sáng, thơm tho.
Chảy máu chân răng nên ăn gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương tại các mô mềm xung quanh phần chân răng như: lợi, dây chằng nha chu,… khiến các mạch máu tại đây bị tổn thương gây ra tình trạng bị xuất huyết.
Chảy máu chân răng không phải là bệnh lý và được xem là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến răng miệng hoặc rối loạn nội tiết, thiếu dưỡng chất, tiểu đường, bệnh về gan, thậm chí ung thư máu, ung thư tủy,…cũng có thể biểu hiện ra bên ngoài qua dấu hiệu này.
Do đó, ngay khi có những biểu hiện bất thường, trong đó có triệu chứng chảy áu chân răng, hãy chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, hãy chú ý để chế độ dinh dưỡng để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, với những người bị chảy máu chân răng nên ăn gì?
* Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C:
Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao khả năng hoạt động của hệ mien dịch, nhờ đó cơ thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nướu và tình trạng chảy máu chân răng.
Cùng với đó, các nhà khoa học cũng ghi nhận, vitamin C còn giúp cơ thể chữa lành vết thương, bảo vệ các tế bào luôn khỏe mạnh, đồng thời giúp làn da sáng màu, hệ thống xương khớp, sụn, mạch máu luôn hoạt động trơn tru.
Lượng vitamin C được khuyến nghị cho người lớn từ 65 – 90mg/ngày.
Trên thực tế, cơ thể không thể tự tổng hợp để đảm bảo đủ lượng vitamin C cho cơ thể mà chúng ta cần bổ sung thêm qua khẩu phẩn ăn hàng ngày, đặc biệt là trái cây.
Vitamin C rất dồi dào trong các loại quả mọng nước: cam, quýt, bưởi, việt quất, dâu tây, chanh, ổi, xoài, ớt chuông,…
- Chảy máu chân răng nên ăn gì? Tích cực sử dụng các thực phẩm có chứa vitamin K
Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm đông máu khi cơ thể có vết thương hở, đồng thời là yếu tố thúc đẩy các tổn thương nhanh chóng se lành. Ngoài ra, có một số nghiên cứu đã chứng minh được vitamin K còn hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh, chắc chắn hơn.
Do đó, nếu cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin M có thể khiến tình trạng chảy máu chân răng khó được cầm lại, chất lượng răng bị suy yếu dần theo thời gian.
Vitamin K hoàn toàn có thể được bổ sung trong các thực phẩm dễ gặp thường ngày, điển hình như: các loại rau lá màu xanh đậm (cải chip, súp lơ, cải bó xôi, rau ngót,…), các loại ngũ cốc, dầu thực vật, sữa,…
Mỗi người lớn sẽ cần khảng 1 microgram vitamin K /ngày/ kg trọng lượng cơ thể.
- Thực phẩm giàu Catechine – câu trả lời cho thắc mắc: chảy máu chân răng nên ăn gì?
Catechin – một chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng làm giảm
tình trạng viêm nhiễm về răng miệng, cải thiện bệnh nha chu, giảm chảy máu chân răng.
Catechin chứa nhiều nhất trong trà xanh hoặc các thực phẩm như chocolate, táo, rượu vang đỏ. Bạn nen uống từ 2 – 3 tách trà/ ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn chặn tình trạng chảy chân răng hiệu quả.
- Thực phẩm giàu vitamin A
Thiếu vitamin A cũng là một trong những nguyên nhân gây đau và chảy máu chânrăng. Vitamin A tham gia vào việc giảm nhiễm trùng, tăng thị lực và giúp niêm mạc, da thêm khỏe mạnh, lâu lão hóa.
Vitamin A có nhiều trong cà rốt, gan động vật, rau bina, ớt chuông…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin B rất cần thiết giúp các mô trong cơ thể nhanh chóng phục hồi: niêm mạc, da, các mô liên kết, hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh…nhờ đó là giúp răng chắc khỏe, giảm hẳn tình trạng chảy máu chân răng.
Vitamin nhóm B có nhiều trong: cá hồi, cá thu, thịt bò, sữa và các chế phẩm từ sữa, gan, thịt gà,…
* Bên cạnh đó, để quá trình điều trị tình trạng chảy máu chân răng đạt hiệu quả tốt, ngoài chú ý đến việc bị chảy máu chân răng nên ăn gì?, bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau:
– Đường và tinh bột: Đây là những thực phẩm gây ra các mảng bám, cao răng khiến tình trạng chảy máu chân răng thêm trầm trọng hơn.
– Thực phẩm quá cứng, quá nóng/ quá lạnh đều ảnh hưởng không tốt đến răng, với những người bị chảy máu chân răng sẽ cảm thấy thêm đau đớn, bỏng rát khi sử dụng các loại thực phẩm này.
– Các loại thực phẩm khiến miệng bị khô: chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…khiến tuyến nước bọt giảm hoạt động, miệng khô là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến tình trạng chảy máu chân răng thêm nặng.
– Các loại thịt dai thường mắc vào kẽ răng, việc khó vệ sinh các vị trí này khiến vi khuẩn tấn công mạnh và gây viêm, nướu sưng tấy và tình trạng chảy máu chân răng diễn biến phức tạp. Hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này trong thời gian điều trị.
Một số lời khuyên giúp bạn cải thiện tình trạng chảy máu chân răng tốt hơn
- Khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần tiến hành cầm máu trước tiên. Hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc một bông gạc sạch được tẩm nước ấm và thấm vào vị trí đan chảy máu. Làm từ 2 – 3 lần, nếu ở mức độ nhẹ, tình trạng chảy máu sẽ giảm dần và ngưng hẳn.
- Bên cạnh việc chú ý đến việc bị chảy máu chân răng nên ăn gì thì cạo lưỡi và lấy cao răng bám trên bề mặt răng cũng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng của bạn.
Hành động này loại bỏ các mảng bám chân răng, giảm thiểu nguy cơ viêm nướu răng, do đó cần cạo lưỡi 1 lần/ tuần và lấy cao răng 3 tháng/ lần.
- Loại bỏ thuốc lá ra khỏi thói quen sinh hoạt thường ngày. Thuốc lá làm thay đổi quá trình chuyển hóa Vitamin C của cơ thể, các chất chứa trong thuốc lá dễ khiến men răng bị ảnh hưởng, gây viêm nướu, nhiệt miệng, hôi miệng, chảy máu chân răng.
- Để giảm những tổn thương đến nướu đang bị tổn thương, hãy sử dụng các loại bàn chải đánh răng có lông tơ mềm, thay bàn chải 3 tháng/ lần để tránh vi khuẩn có cơ hội tích tụ.
Kết hợp dùng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn để loại bỏ các phần thức ăn thừa mắc lại trong khe kẽ răng. Lưu ý, dùng chỉ nha khoa đúng cách để không làm tổn thương lợi.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý nồng độ 0,9% từ 2 – 3 lần/ngày.
- Duy trì cho bản thân ỗi người chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, tăng cường chất xơ tự nhiên trong rau củ quả, hạn chế đồ ngọt, đồ uống có ga, tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích…
- Giữ cho tư tưởng, trạng thái tâm lý thoải mái, vận động thường xuyên, đúng cách, phù hợp với thể trạng để nâng cao sức đề kháng.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi có tình trạng chảy máu chân răng. Sử dụng thuốc không rõ nguyên nhân sẽ khiến việc điều trị sau này khó khăn và phức tạp hơn.
- Bạn nên chủ động khám và lấy cao răng định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên nha khoa từ 3-6 tháng/lần.
- Nên đi khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách trị chảy máu chân răng đúng cách.
Mọi băn khoăn liên quan đến chảy máu chân răng nên ăn gì? bạn đọc vui lòng liên hệ theo Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc chat trực tuyến để được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi giải đáp cụ thể.