Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm gây tổn thương nặng nề cho gan và đặc biệt có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Chính vì thế, khi bị bệnh nhiều mẹ không khỏi thắc mắc liệu mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không? Để giải đáp thắc mắc trên, mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?
Các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, ngoài đường truyền máu, quan hệ tình dục thì bệnh viêm gan B được cho còn lây truyền từ mẹ sang con. Nếu như mẹ mang thai và bị nhiễm viêm gan B không được phát hiện, điều trị sớm thì hơn 50% bệnh sẽ lây truyền sang cho con.
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam có tới 10 – 20% trường hợp nhiễm virus viêm gan B, đối tượng mắc phải nhiều nhất đó là phụ nữ mang thai và trẻ em. Bệnh thường có các triệu chứng không rõ ràng như: buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,…
Chính vì thế, nhiều người thường chủ quan và không điều trị bệnh sớm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh lý về gan như: suy giảm chức năng gan, xơ gan, ung thư gan,…
Do các triệu chứng không rõ ràng cùng biến chứng nguy hiểm nên người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú. Do đó, rất nhiều mẹ thắc mắc mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú được không?
Theo nhiều nghiên cứu, virus viêm gan B không lây qua sữa mẹ vì thế với những mẹ nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trẻ, tránh nguy cơ lây bệnh bạn cầnáp dụng phương pháp sử dụng huyết thanh chống siêu vi B 100 ngày trong vòng 24 giờ kể từ khi chào đời.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên cho bé bú để tránh lây nhiễm virus viêm gan B cho bé. Vậy nên, mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không cần có sự theo dõi, phối hợp của mẹ và bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt quá trình khôn lớn.
Những trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B không nên cho bé bú
Mẹ bị nhiễm viêm gan B không nên cho con bú trong các trường hợp như:
- Núm vú có các vết thương hở chảy máu. Việc cho con bú lúc này có thể máu của mẹ tại những bết thương hở sẽ vô tình gây nhiễm virus viêm gan B cho trẻ.
- Mẹ không nên cho con bú trong trường hợp mẹ mắc bệnh Hiv.
- Mẹ nên hạn chế cho con bú khi đang sử dụng các loại thuốc có thể tiết qua sữa.Bởi, thông thường các loại thuốc khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận. Nếu mẹ mắc các bệnh như: suy gan, suy thận thì thuốc sẽ có nồng độ cao ở trong máu và trong sữa mẹ. Vậy nên, mẹ cần đặc biệt chú ý tới trường hợp này để tránh gây ra tình trạng ngộ độc cho trẻ sau khi bú sữa mẹ.
Mẹ nên làm gì để tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B sang cho bé
Các bác sĩ phòng khám cho biết, cách tốt nhất để mẹ hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B sang cho bé đó là tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai và tiêm phòng cho bé ngay khi vừa chào đời.
Thông thường, những mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện 3 lần ở các vị trí khác nhau trên cơ thể và lần lượt theo từng thứ tự như: ngay sau khi sinh, tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Khi đã tuân thủ lịch tiêm phòng cho bé thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú bình thường.
Loại huyết thanh đặc biệt này có khả năng ngăn chặn tới 95% nguy cơ lây nhiễm bệnh khi trẻ bú mẹ. Trong trường hợp mẹ không tiêm phòng cho trẻ hoặc các mũi tiêm phòng không được thực hiện đúng lịch hẹn thì tỷ lệ trẻ bị nhiễm bệnh sẽ tăng cao.
Hơn nữa, các bác sĩ cũng khuyến cáo trường hợp phụ nữ mang thai bị bệnh viêm gan B và đang được điều trị bằng thuốc vì nên ngưng sử dụng thuốc cho tới khi trẻ sinh mới được cho trẻ bú. Ngoài ra, bên cạnh lo lắng mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không thì mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng, lối sống và sinh hoạt hợp lý.
Ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể, ngăn chặn virus phát triển. Điều này cũng góp phần tăng sữa mẹ cũng như thanh lọc trước mầm bệnh. Trong thời gian mang thai, mẹ cần tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá,…để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, mặc dù không ngăn chặn tuyệt đối tiến triển của bệnh nhưng sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh viêm gan B cho con. Do đó, khi mang thai, mẹ cần tới bệnh bệnh để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe để có cách phòng tránh, điều trị bệnh kịp thời.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp chị em trả lời được câu hỏi mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác cũng như được các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay TẠI ĐÂY.