Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Buồng Trứng » Nang buồng trứng phải có nguy hiểm không?

Nang buồng trứng phải có nguy hiểm không?

Hỏi:

Cháu 29 tuổi, đã lập gia đình được 4 năm và có một bé gái. Hiện tại khi có ý định sinh thêm bé thứ hai thì cháu thấy có nhiều biểu hiện bất thường: phần bụng dưới hay bị đau tức, ậm ạch, tiểu nhiều, lượng tiểu ít đau khi quan hệ. Rất đau khi đến ngày kinh nguyệt, lúc hai vợ chồng quan hệ, cháu cũng cả thấy đau và khó chịu. Cháu đã đi khám và kết luận là bị nang buồng trứng phải, dạng u cơ năng, kích thước 3,5 cm.

Bác sĩ cho cháu hỏi: nang buồng trứng phải có nguy hiểm không? liệu cháu có thể có con bình thường được như trước không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ ạ.

(Trần Anh Nguyệt – Lạc Thủy, Hòa Bình)

u-nang-buong-trung-phai-co-nguy-hiem

Nang buồng trứng phải có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Trên thực tế, chúng khá lành tình và có thể biến mất trong khoảng 8 – 10 tuần. U nang có thể xuất hiện ở buồng trứng phải hoặc trái, cũng có thể ở cả hai, mọi đối tượng nữ giới nước qua giai đoạn dậy thì đều có thể mắc bệnh.

U nang thường được chia làm 2 loại: U nang cơ năng và u nang thực thể. Trong trường hợp của bạn bị u nang cơ năng, có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm. Còn u nang thực thể thường tiến triển chậm, âm thầm qua nhiều năm. Ban chỉ có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt khi khối u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ là sức khỏe sinh sản, mà còn là tính mạng của chính người bệnh.

Một số biến chứng thường gặp của u nang buồng trứng như sau:

  • Xoắn u nang: cả u cơ năng và thực thể đều có thể gây xoắn u nang. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ trục trặc trong quá trình tuần hoàn máu đến buồng trứng, khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội, liên tục, có thể gây ra cảm giác buồn nôn/ nôn, choáng váng vì đau. Khi khối u càng tăng sinh nhanh chóng về kích thước sẽ chèn ép lên tiểu khung gây bụng chướng, hạ vị ấn vào thấy đau,….. khám âm đạo thấy khối u căng, ít di động, ấn vào khiến bệnh nhân đau nhói.
  • Vỡ nang: Lượng dịch trong khối u quá lớn sẽ chèn ép lên lớp vỏ ngoài mỏng của khối u và gây vỡ u nang. Bệnh nhân đột ngột đau bụng, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, choáng váng vì mất máy.

Sau khi vỡ nang, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, bụng căng chướng, khám âm đạo thấy u dính, rất ít di động, ấn thấy đau. Đây là trường hợp nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

  • Khi u đã phát triển lớn, sẽ chèn ép lên tiểu khung, nhất là bàng quang khiến tiểu rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón, chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí chèn ép tĩnh mạch chủ khiến chân phù nề, ung thư hóa có thể xuất hiện ở nang nước.
  • Khi u nang xuất hiện ở những phụ nữ có thai sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, u bị hoại tử có thể gây nguy hiểm cho tính mạng thai phụ, khối u chèn ép làm cản trở đường ra của thai nhi khi sinh nở…

Nên làm gì khi bị u nang buồng trứng phải?

  •  Như trên đã chia sẻ, u nang của bạn thuộc dạng cơ năng, 90% không nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo 100%  một trong số những nang đó không có tế bào ác tính. Do đó, bạn cần thăm khám định kỳ, tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc, kể cả những thực phẩm chức năng tự điều trị tại nhà có thể khiến tình trạng u năng tăng sinh nhanh chóng hơn về kích thước.
  • Đối với u nang buồng trứng cơ năng: Không cần điều trị, chỉ cần theo dõi từ 3 – 6 chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ sẽ theo dõi sự teo hoặc vỡ của u nang sau khi cho bệnh nhân dùng thuốc.

Tuy nhiên, nếu có hiện tượng xoắn buồng trứng hoặc vỡ nang sẽ được chỉ định can thiệp phẫu thuật tại buồng trứng phải để tránh ảnh hưởng đến niệu quản, hệ động mạch chậu và bàng quang, buồng trứng trái, giúp gia tăng cơ hội mang thai của bạn.

Trường hợp khối u lớn hơn 5cm, bác sĩ sẽ xem xét đến việc phẫu thuật.

Ngoài ra, để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

  • Ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, hidrocacbon, cellulose… Đồng thời, uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Tăng cường chức năng giải độc của gan bằng nước lọc hoặc thực phẩm từ nhiên nhiên.
  • Kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường thể lực bằng các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của bạn. Bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt nếu bạn đang hút hàng ngày.
  • Điều chỉnh cần nặng phù hợp với chiều cao cũng giúp hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng rất hiệu quả.

Bài liên quan

Cách khám bệnh buồng trứng đa nang

Cách khám bệnh buồng trứng đa nang cũng như siêu âm như thế nào để có thể...

Bệnh buồng trứng đa nang là như thế nào?

Bệnh buồng trứng đa nang là như thế nào? Bệnh buồng trứng đa nang là một...

Cách phòng bệnh buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là tình trạng liên quan đến hormone nam tăng quá cao trong cơ...

Bệnh buồng trứng đa nang có chữa được không?

Buồng trứng đa nang có chữa được không là vấn đề hiện đang được nhiều...

Dấu hiệu bị bệnh buồng trứng đa nang các chị em cần biết

Các triệu chứng như là khó thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường,...

Bị bệnh buồng trứng u nang có nguy hiểm không?

Bệnh u nang buồng trứng là khối chứa dịch hoặc chất rắn dạng bã đậu phát...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.