Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » TRIỆU CHỨNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG – DẤU HIỆU BỆNH LÝ VÔ CÙNG NGUY HIỂM

TRIỆU CHỨNG CHẢY MÁU CHÂN RĂNG – DẤU HIỆU BỆNH LÝ VÔ CÙNG NGUY HIỂM

Không ít người thường chủ quan với triệu chứng chảy máu chân răng vì cho rằng đó chỉ là những tổn thương đơn thuần và sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng trên thực tế, có hơn 80% các trường hợp chảy máu chân răng đều được chẩn đoán có liên quan đến một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy cụ thể chảy máu chân răng là bị bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Tất cả băn khoăn này sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

triệu chứng chảy máu chân răng

Triệu chứng chảy máu chân răng là như thế nào?

Chảy máu chân răng là tình trạng các tổ chức quanh răng như (lợi, dây chằng quanh răng và xương ổ răng) bị tổn thương và gây nên hiện tượng chảy máu. Bên cạnh chảy máu chân răng, bệnh nhân còn thấy xuất hiện dấu hiệu: hôi miệng, sưng nướu,… Tình trạng này hoàn toàn có thể cảnh báo một số vấn đề về răng miệng.

Chỉ mặt các nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Triệu chứng chảy máu chân răng có thể xuất phát từ các bệnh lý về răng lợi hoặc do vấn đề về sức khỏe khác.

  • Bệnh lý về răng miệng
  • Viêm lợi

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu chân răng. Nguyên nhân của căn bệnh này do việc vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ, không sử dụng chỉ nha khoa khiến cho các mảng bám tích tụ nhiều trên răng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh viêm lợi. Bệnh viêm lợi càng tiến triển nghiêm trọng thì triệu chứng chảy máu chân răng xuất hiện càng thường xuyên hơn. Thậm chí, bệnh nhân còn bị rụng răng.

+ Những bệnh lý về răng

Các bệnh lý về răng bao gồm sâu răng, áp- xe chân răng hay răng nhạy cảm,…đều là những nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu chân răng. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

+ Các bệnh lý tại vùng quanh răng:

Bệnh viêm nếu để trường diễn mà không được điều trị dứt điểm, thì vi khuẩn sẽ tiếp tục lây lan và gây viêm nhiễm vùng quanh răng. Khi đó, nướu sẽ bị sưng và dễ chảy máu. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây phá hủy nướu và xương, thậm chí gây mất răng.

+ Răng mọc lệch lạc, khấp khểnh

Việc răng mọc không thẳng hàng, khấp khểnh sẽ gây cản trở việc vệ sinh răng miệng, các mảnh thức ăn bị két lại giữa các kẽ răng không được làm sạch khiến cho vùng lợi dễ bị viêm và phát sinh chảy máu chân răng.

+ Chấn thương lợi

Việc dùng lực quá mạnh khi đánh răng, dùng bàn chải lông quá cứng hay dùng chỉ nha khoa quá mạnh… đều là những nguyên nhân khiến các bạn bị chảy máu chân răng.

  • Nguyên nhân toàn thân

+ Chế độ dinh dưỡng thiếu chất

Việc tiêu thụ nhiều món ăn cứng, ăn uống thiếu chất đặc biệt là vitamin C sẽ khiến cho tủy răng, nướu răng trở nên xốp và dễ bị viêm loét. Từ đó, dẫn đến hiển tượng chảy máu chân răng.

+ Thiếu vitamin K

Đây là vitamin cần thiết cho quá trình đông máu, giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu ồ ạt, mất kiểm soát bằng cách hình thành các cục máu đông. Do đó, sự thiếu hụt vitamin K trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng chảy máu cam, chảy máu chân răng,…

+ Thay đổi nội tiết tố nữ

Nồng độ nội tiết tố trong cơ thể nữ giới sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong một số giai đoạn nhất định như: tuổi dậy thì, mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh. Đây có thể được coi là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ chảy máu chân răng.

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc hỗ trợ điều trị

Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống động kinh, hóa trị liệu ung thư, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị đau tim hoặc đột quỵ… có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.

+  Bệnh lý tại gan

Gan đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì quá trình đông cầm máu của cơ thể. Chính vì vậy, khi bạn mắc phải các bệnh lý về gan nào đều sẽ ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của bộ phận này trong đó có chảy máu chân răng.

Bên cạnh đó, chảy máu chân răng cũng là hệ lụy của một số bệnh lý như bệnh đái tháo đường, rối loạn đông máu, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Von Willebrand, … cùng khiến cho lợi dễ bị chảy máu.

Khắc phục triệu chứng chảy máu chân răng như thế nào ?

Trước tiên, khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt khám để được thăm khám, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.

Nếu bị chảy máu chân răng là do các bệnh lý về răng miệng thì bệnh nhân cần kiên trì tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, để sớm thoát khỏi tình trạng chảy máu chân răng, các bạn cần lưu ý đến một số nguyên tắc dưới đây:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp vô cùng hữu hiệu để kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng. Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày ( sáng lúc thức dậy và tối trước khi đi ngủ) và dành ra khoảng 3-5 phút cho mỗi lần đánh răng. Bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh gây tổn thương cho lợi.

Bên cạnh việc đánh răng, bạn có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ các mảnh thức ăn dư thừa còn sót lại trong các kẽ răng, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối nhạt để sát trùng loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng.

Đồng thời cần đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để lấy vôi răng, loại bỏ mảng bám giúp ngăn ngừa bệnh viêm nướu và điều trị bệnh sâu răng (nếu có).

  • Tránh hút thuốc lá

Ngoài việc gây ra các bệnh tại phổi, tim và đột quỵ, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Từ đó, dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng.

Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá cũng làm tăng lượng cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Việc bỏ hút thuốc lá có thể tăng cường sức khỏe của nướu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.

  • Hạn chế căng thẳng, áp lực quá độ

Tình trạng căng thẳng, áp lực, kích động kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm mạch máu, dễ phá vỡ các mô mềm trong miệng. Từ đó, gây chảy máu ở chân răng.

  • Bổ sung vitamin C

Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể nâng cao hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa bệnh viêm lợi gây chảy máu chân răng. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị chảy máu chân răng nên bổ sung là ớt chuông, bưởi, cam, quýt, xoài,…

  • Bổ sung vitamin K

Việc sử dụng các viên uống bổ sung vitamin K cũng có thể giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin K là một hoạt chất vô cùng quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng, máu sẽ chảy lâu và nhiều hơn bình thường.

  • Hạn chế các thực phẩm có chứa carbohydrate và đường

Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và đường sẽ làm tăng sự hình thành mảng bám và cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mảng bám tích tụ càng nhiều trên nướu thì nguy cơ chảy máu chân răng sẽ càng cao.

  • Đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám

Một khi nhận thấy tình trạng chân răng của mình bị chảy máu, bạn không được chủ quan mà cần chủ động đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành điều trị ngay và bạn nên kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn có thể nắm rõ các nguyên nhân gây ra triệu chứng chảy máu chân răng. Từ đó, có thể lên kế hoạch phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Nếu có băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 để được giải đáp.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.