Trang chủ » Hôi Miệng » Hôi miệng là bệnh gì ? Những nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hôi miệng là bệnh gì ? Những nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hôi miệng là bệnh gì ? Xử lý ra sao khi gặp phải tình trạng này. Những chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn lý giải những thắc mắc này.

Theo thống kê có khoảng 40% dân số bị mắc bệnh hôi miệng. Chứng bệnh này tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, giao tiếp thường ngày của người bệnh. 

Hôi miệng là bệnh gì ?

Hôi miệng đúng như tên gọi, đây là một chứng bệnh gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng, thường được nhận biết qua mùi hôi khó chịu thoát ra ngoài vùng miệng qua hơi thở. Người mắc phải chứng bệnh này thường hay ngại khi phải giao tiếp gần với những người xung quanh. 

Các nhà khoa học cho biết, sự kết hợp của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi là yếu tố chính khiến miệng người bệnh xuất hiện mùi khó chịu.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng

Nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng có thể bắt nguồn từ những vấn đề nằm trong khoang miệng hoặc không. Cụ thể như sau:

– Hơi thở hôi thường gặp vào buổi sáng: phần lớn mọi người có hơi thở hôi sau một đêm ngủ dài thức dậy. Nguyên nhân là do miệng bị khô và nước bọt bị ứ đọng lại suốt đêm. 

– Khô miệng đến từ sự suy giảm lượng nước bọt do bạn thức dậy sau giấc ngủ đêm, cơ thể mất nước, tác dụng phụ của một số thuốc chống suy nhược,…

– Do mùi của thuốc, đồ ăn thức uống đưa vào trong cơ thể, đ vào máu và được đưa vào phổi cũng khiến bạn thở ra có mùi hôi khó chịu. Nhất là những loại đồ ăn gia vị nặng như tỏi, hành,….càng gây ra mùi nặng.

– Hút thuốc: được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng. Khi hút thuốc, khói thuốc được hít và thở ra, mùi hôi của hơi thở sẽ theo đó là đẩy ra ngoài gây ra hơi thở có mùi khó chịu. 

Mặt khác, hút thuốc cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu, nha chu,…cũng là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng. 

– Ăn kiêng, tuyệt thực sẽ sinh ra chất Ketones được tạo ra trong quá trình phân hủy chất béo, tạo ra mùi ngọt bệnh lý khi thở ra. 

– Do mắc một trong số các bệnh lý sau:

  • Bạn bị polyp trong mũi, viêm xoang, có vật lạ mắc kẹt trong lỗ mũi,…nhận biết qua mùi hôi khi thở bằng mũi, thở bằng miệng mùi khó chịu gần như không đáng kể.
  • Mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm hoặc u bướu ở vị trí phổi, họng, miệng,…cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. 
  • Hội chứng mùi cá khá hiếm gặp nhưng có thể làm cơ thể và hơi thở có mùi giống như mùi cá. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp chẩn đoán chính xác định bệnh lý này nếu nghi ngờ.

– Trong phần lớn các trường hợp người bị bệnh hôi miệng thường do sự tích tụ của thức ăn kết hợp với sự phân hủy của vi khuẩn mà sinh ra mùi hôi. Những điều sau đây có thể góp phần gia tăng sự tích tụ của vi khuẩn vi khuẩn, thức ăn thừa và gây hôi miệng khó chịu:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến các mảng bám thức ăn vẫn nhét giữa các kẽ răng, tiếp đó các vi khuẩn nhanh chóng phân hủy gây mùi. Việc chải răng thông thường không thể lấy hết được toàn bộ cặn thừa trong khe kẽ răng.
  • Trường hợp khôn mọc lệch cũng khiến thúc ăn nhét vào lẽ kẽ răng gaai viêm nhiễm lợi, hôi miệng. 
  • Mảng bám răng hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn, nước bọt. Tiếp đó vôi hóa trở nên cứng dính chắc vào răng gây mùi.
  • Bệnh nha chu gây ra viêm nhiễm quanh răng khiến nướu bị sưng, chân răng bị ăn mòn, chảy máu chân răng,…đây là yếu tố gây mùi thường gặp ở phần lớn người bị hôi miệng hiện nay.
  • Bựa lưỡi gây tích tụ vi khuẩn, không được vệ sinh sạch sẽ dù bạn vệ sinh răng lợi sạch vẫn bị mùi hôi khó chịu.

Những người thường có nguy cơ cao bị bệnh hôi miệng

– Những người thường xuyên hút thuốc lá.

– Sử dụng nhiều đồ ăn có gia vị mạnh, nhiều mùi: hành, tỏi,…thức ăn nhiều chất đạm, chất béo,…

– Người lười vệ sinh răng miệng hoặc làm sạch răng miệng không đúng cách.

– Hôi miệng trong giai đoạn tha kỳ: khi bị ốm, phụ nữ bị nôn ọe, dễ bị trào ngược dạ dày khiến lượng axit trong miệng tăng cao, nếu không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ rất dễ gây mùi hôi khó chịu.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, nội tiết tố ở những phụ nữ mang tha thương thay đổi đột ngột dễ dẫn đến viêm nướu gây mùi ở khoang miệng. 

Chia sẻ cách điều trị – phòng ngừa bệnh hôi miệng an toàn, hiệu quả lâu dài

– Với những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc: hôi miệng là bệnh gì? Bên cạnh đó có nhiều phương pháp để bạn xác định bản thân có thực sự bị bệnh hôi miệng hay không qua một số cách sau:

   + Mỗi người có thể tự xác ddnhj tình trạng hôi miệng của bản thân bằng cách úp lòng bàn tay vào miệng, thở ra bằng miện, sau đó ngửi mùi hoặc có thể ngửi mùi trên chỉ nha khoa sau khi đã sử dụng.

   + Tiếp xúc gần với người khác và nhờ họ kiểm tra xem có thấy mùi hôi khi bạn giao tiếp hay không. 

   + Để chính xác hơn, bạn có thể đến bệnh viện để các bác sĩ dùng máy đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết được chính xác có tình trạng hôi miệng không, mức độ mùi hôi, nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp với từng người.

Các phương pháp điều trị bệnh hôi miệng:

  • Đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp bạn loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa và vi khuẩn gây mùi. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc hỗ trợ chữa bệnh và phòng ngừa nguy cơ bệnh hôi miệng ghé thăm.
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong để loại bỏ thức ăn thừa bám vào các khe kẽ răng ở những vị trí khó. Nhờ đó mà mùi hôi nhanh chóng biến mất.
  • Làm sạch các mảng bám trên lưỡi: Lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và dễ tạo ra môi trường lý tưởng để các lọa vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhanh chóng. Lọa bỏ các bựa lưỡi, đồng thời chải sạch răng hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh hôi miệng rất hiệu quả.
  • Uống nhiều nước (1,5 – 2 lít nước/ ngày) giúp giảm tình trạng bị khô miêng, kích thích tuyến nước bọt được hoạt động trơn tru, nhờ đó mà vi khuẩn không có cơ hội tích tụ gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Nếu bạn đang niềng răng hoặc lắp, trồng răng giả thì phải làm sạch kỹ ít nhất một lần/ ngày hoặc sau khi ăn để hạn chế tới mức thấp nhất sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ ăn lành mạnh,  đồng thời tránh xa những lọa đồ ăn chứa các gia vị nặng mùi, chất kích thích, thức ăn chứa nhiều đường. 
  • Chăm sóc răng miệng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần, nên lấy cao răng 2 lần/ năm để loại bỏ các mảng bám trên răng giúp giảm hôi hiệu quả.
  • Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do những bệnh ý vừa chia sẻ thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa nha khoa để được thăm khám điều trị dứt điểm. Không tự ý điều trị tại nhà, mọi can thiệp chữa trị cần được tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.

Với những chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin đầy đủ, chính xác giải đáp hôi miệng là bệnh gì? Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ theo Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc chat trực tuyến để được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi giải đáp cụ thể.

Bài liên quan

TOP 5 Cách chữa hôi miệng bằng chanh siêu đơn giản tại nhà!

Hôi miệng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nhiều...

Mách bạn 5 cách chữa sâu răng hôi miệng đơn giản!

Cách chữa sâu răng hôi miệng tương đối đa dạng và có mức độ hiệu quả...

Nên chữa hôi miệng ở đâu tại Hà Nội?

Chữa hôi miệng ở đâu thì đảm bảo độ tin cậy, uy tín khi hiện nay có vô...

Mách bạn cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được biết tới là dễ áp dụng mà...

Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Triệu chứng hôi miệng là như thế nào? Do đâu mà chúng ta gặp phải tình trạng...

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến mà ai...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.