Trang chủ » Uncategorized » Tác dụng của cây cỏ ngọt

Tác dụng của cây cỏ ngọt

Trong thiên nhiên có rất nhiều loại cây chứa đường với độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía nhưng lại có nguồn năng lượng thấp. Nhờ đó, chúng được dùng làm chất thay thế đường cho những người phải tiến hành kiêng loại thực phẩm này. Cỏ ngọt là một trong những loại cây như thế. Không chỉ vậy, cỏ ngọt còn mang đến nhiều lợi ích khác. Cùng tìm hiểu tác dụng của cây cỏ ngọt trong bài viết dưới đây.

Cây cỏ ngọt được mọi người biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học là Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cây cỏ ngọt. Cho đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit chính là steviozit. Steviozit là chất cơ bản tạo nên độ ngọt cho loại cây này.

Tác dụng của cây cỏ ngọt

Nghiên cứu cho thấy, steviozit sau khi được tiến hành thủy phân sẽ cho ra 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol có vị ngọt gấp 300 lần đường saccaroza nhưng lại ít năng lượng, không bị lên men, không bị phân hủy mà lại có hương vị thơm ngon. Đó chính là lý do mà nó có thể được dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng của mọi người.

Một đặc tính rất quan trọng của các glucozit là nó có thể làm ngọt cho các loại thức ăn và đồ uống của con người mà không gây độc hại tới cơ thể. Làm đường từ cây cỏ ngọt không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phải phức tạp, hơn nữa lại có năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến rất đơn giản.

Khối lượng thân, lá và chất lượng của cây cỏ ngọt sẽ đạt được cao nhất ở thời kỳ trước khi cây nở hoa, điều này có nghĩa là nên thu hoạch bắt đầu ở giai đoạn hình thành nụ. Cây cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc phía biên giới vùng Brazil và Paraguay. Ngày nay thì ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển việc dùng loại cây cỏ ngọt trong đời sống.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX thì người dân Paraguay đã biết cách sử dụng cây cỏ ngọt như là một loại nước giải khát. Cho đến nến những năm 1970 thì cây cỏ ngọt bắt đầu được dùng rộng rãi ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 1988, cây cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều tỉnh thành như Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Lâm Đồng…

Các sản phẩm có nguyên liệu từ cây cỏ ngọt có thể kể đến như lá trà khô Actiso, chè nhúng sotevin, Bột Trà sâm quy, nhân trần, đường ngọt tự nhiên (là những gói nhỏ từ 0,45 đến 2gram dùng cho người bệnh tiểu đường), nước cà chua, kẹo viên,…

Đường từ cây cỏ ngọt để làm kẹo không gây sâu răng nên rất tốt cho trẻ em. Trong y học, cây cỏ ngọt được sử dụng như là một loại trà dành cho những người bị bệnh đái tháo đường, béo phì hoặc tăng huyết áp. Trong một thí nghiệm khảo sát được tiến hành với trên 40 bệnh nhân bị tăng huyết áp trong độ tuổi 50 uống chè cây cỏ ngọt trong vòng 1 tháng (số liệu của Viện dinh dưỡng Quốc gia), kết quả chỉ ra rằng, những người bị tăng huyết áp, chè cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, người bệnh cảm thấy dễ chịu, ít có biểu hiện đau đầu, huyết áp ổn định, không nhận thấy độc chất có trong lá cây cỏ ngọt.

Hiện tại, các bác sỹ thường dùng kết hợp cây cỏ ngọt với các loại thảo mộc khác trong các thang thuốc y học của dân tộc. Trong công nghiệp thực phẩm, cây cỏ ngọt được dùng tương đối khá rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt cho nhiều loại thực phẩm khác nhau, được bào chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi sử dụng đường saccaroza. Ngoài ra, người ta còn dùng cây cỏ ngọt để chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, các món tráng miệng đông lạnh, dùng để ướp các loại hải sản sấy khô, làm dấm.

Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến các loại mỹ phẩm như các loại sữa làm mượt tóc, các loại kem làm mềm da vừa có tác dụng giúp nuôi dưỡng tất cả các mô và đồng thời giúp cơ thể tái tạo làn da mới trên toàn bộ bề mặt da, vừa chống nhiễm khuẩn lại trừ được nấm cho con người.

 

 

Bài liên quan

Nóng trong người uống nước gì

Nóng trong người nên uống gì cho mát? Chắc hẳn đang là câu hỏi băn khoăn của...

Thông tin giải đáp chính xác nhất: Phá thai an toàn nhất khi nào?

Khi phát hiện mang thai ngoài ý muốn thì một trong những băn khoăn, thắc mắc...

Đài sen có tác dụng gì?

Câu hỏi: Xin chào các chuyên gia, nhà tôi có vườn có ao nên trồng rất nhiều...

8 tác dụng của vitamin e đối với sức khỏe chị em cần biết

Vitamin E được biết đến dưới hai dạng là thiên nhiên và tổng hợp, đóng vai...

Bố bị viêm gan B có lây sang con không?

Câu hỏi: Chào bác sỹ, tôi 28 tuổi, bị viêm gan B còn vợ tôi thì không bị....

Dấu hiệu của bệnh buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang được biết tới là tình trạng mà một người...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.