Trang chủ » Hôi Miệng » Tại sao bị hôi miệng ? 3 nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi

Tại sao bị hôi miệng ? 3 nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi

Tại sao bị hôi miệng ? Tuy chỉ là những vấn đề về răng miệng, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng bị hôi miệng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý..

Dù là tạm thời hay kéo dài thì bạn cũng nên biết tại sao bị hôi miệng để có những biện pháp phòng tránh và khắc phục hiệu quả.

Hơi thở có mùi có phải bệnh không ?

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ người mắc chứng hôi miệng chiếm 255, đa phần là hôi miệng tạm thời do vi khuẩn gây nên. Một số trường hợp bệnh lý khác cúng gây ra chứng hôi miệng. Hơi thở có mùi có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm, gia vị đậm mùi và có lối sống không khoa học. 

Các trường hợp hôi miệng tạm thời đều có thể phòng tránh được bằng cách chăm sóc răng miệng sạch sẽ và có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. Nếu bạn mắc chứng hôi miệng tạm thời, bạn có thể cải thiện tình trạng này tại nhà bằng một số thảo dược, nguyên liệu như trả xanh, muối,… 

Khi tình trạng hôi miệng kéo dài và cơ thể gặp các triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân hôi miệng và những tác nhân gây bệnh nếu có. 

Những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi

Hôi miệng xảy ra khi hợp chất sulphur được giải phóng, đây là hợp chất dễ bay hơi trong khoan miệng và có mùi khó chịu. Điều này giải thích cho câu hỏi tại sao bị hôi miệng. Khí sulphur bay hơi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lý do vì sao bị hôi miệng

Lý do vì sao bị hôi miệng

1, Do vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng

Một trong số những vi khuẩn sống trong khoang miệng phân giải protein ở bề mặt lưới, kẽ răng, vết sâu răng hoặc núi nha chu. Khi protein bị phân hủy sẽ gây nên mùi khó chịu trong khoang miệng. 

– Tình trạng khô miệng

Nước bọt được tiết ra tự nhiên bên trong khoang miệng, có tác dụng làm sạch răng, miệng, nướu. Khô miệng khiến protien ứ đọng và bị vi khuẩn phân hủy. Nguyên nhân do cơ thể thiếu nước hoặc bệnh lý khô miệng gây ra. 

– Chủ quan vệ sinh răng miệng

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôi miệng tạm thời. Sau khi ăn, thức ăn sẽ bám vào răng, nướu, lưỡi, không làm sạch các mảng bám thức ăn sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. 

Vệ inh răng miệng kém có thể khiến bạn bị nhiễm nấm Candida. viêm nướu, viêm lợi và hôi miệng. 

2, Chứng hôi miệng tạm thời

Khi ăn các loại thực phẩm chứa lượng đường và protein cao hoặc các loại thực phẩm chất chất làm khô miệng, rươu, thuốc lá có thể gây nên chứng hôi miệng tạm thời. Nguyên nhân do các thực phẩm này khi phân hủy sẽ giải phòng một loại amino axit chứa hợp chất sulphur gây mùi cho hơi thở và khoang miệng. 

Các loại thực phẩm không nên ăn để giảm tình trạng hôi miệng như: hành, tỏi, ớt,… Không chỉ vậy, chúng còn làm khô niêm mạc miệng, gây nên các bệnh răng miệng. Khi thức dậy vào buổi sáng cũng rất dễ bị khô miệng do sự giảm tiết nước bọt trong khi ngủ. 

Chứng hôi miệng tạm thời sẽ chấm dứt khi bạn ngừng sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây mùi, đánh răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ. 

3, Hôi miệng do bệnh lý

Bệnh ở khoang miệng như: viêm lợi, viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng, nhiệt miệng,… gây hôi miệng do vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. 

Viêm loét miệng cấp và mãn tính, một số loại thuốc có tác dụng phụ như thuốc gây độc tế bào, thuốc có chứa amphetamine, dimethyl sulphoxide,…

Bệnh viêm mũi, viêm họng, rối loạn hô hấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi, giãn phế quản (phế quản nở rộng, tích tụ chất nhầy),… cũng dẫn đến hôi miệng ở mọi lứa tuổi. 

Bệnh về đường tiêu hóa trào ngược dạ dày – thực quản, tắc ruột, viêm loét ruột cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng. Những bệnh nhân bị tắc ruột hoặc nuôn mửa kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi phân.

Bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải chứng hôi miệng nếu cơ thể không thể sử dụng lượng đường trong cơ thể và sử dụng chất béo để thay thế. Chất béo này có thể sản xuất Ketone, chất gây ngộ độc và tạo mùi khó chịu cho khoang miệng.

Hội chứng mùi cá ươn: đây là bệnh hiếm gặp do rối loạn chuyển hóa trimethylamine trong các loại thực phẩm có mùi tanh. Hóa chất sẽ tích tụ trong gan trước khi được bài tiết. Những người mắc hội chứng mùi cá ươn hơi thở sẽ có mùi lưu huỳnh, amoniac rất khó chịu.

Ngoài ra, hôi miệng có thể do điều trị hóa trị, xạ trị, bệnh nhân xương khớp, viêm tủy xương, viêm ổ răng khô, sử dụng các công cụ niềng răng, răng giả, giảm tiết nước bọt do tuổi tác,…

Hôi miệng có chữa được không? 

Sau khi biết bản thân tại sao bị hôi miệng, bạn có thể tìm cách giảm mùi hôi tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng quá nặng và kéo dài. 

Ban đầu bạn nên thử một số cách bằng các nguyên liệu tự nhiên để giảm hôi miệng tại nhà như: 

– Súc miệng bằng nước muối pha loãng để sát trùng khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn. 

– Bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả để kháng khuẩn và ngăn vi khuẩn phát triển. Các loại thực phẩm này còn có tác dụng tăng tiết nước bọt làm giảm khô miệng.

– Vệ sinh răng miệng bằng trà xanh. Trong trà xanh có chất chống oxy hóa ức chế vi khuẩn phát triển và giảm mùi hôi nhanh chóng. 

Khi thấy hơi thở có mùi khó chịu, bạn nên đến phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân tại sao bị hôi miệng. Bác sĩ sẽ can thiệp nha khoa khi tìm thấy các vết sâu răng, mảng bám, cao răng hoặc xử lý viêm chân răng, viêm lợi,… 

Nếu nguyên nhân khiến hơi thở có mùi không phải do vấn đề răng miệng thì bạn nên đi khám tai – mũi – họng, các cơ quan tiêu hóa để có hướng điều trị thích hợp.

Biện pháp giảm tình trạng hôi miệng tại nhà

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi đánh răng không ăn thêm bất kỳ đồ ăn nào. Kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch mảng bám.

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn dính giữa răng. Làm sạch lưỡi để loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết tích tụ trên lưỡi.

Nếu bạn sử dụng răng giả hoặc các dụng cụ bảo vệ răng cần chú ý làm sạch các dụng cụ này để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trước khi đưa vào miệng. 

Cần hạn chế các loại thực phẩm và gia vị nặng mùi, đặc biệt là hành tây và tỏi. Các loại gia vị này không những gây hôi miệng mà còn khiến mồ hôi khi thoát ra có mùi khó chịu. Giảm bớt đồ ngọt nạp vào cơ thể.

Không hút thuốc lá. Thuốc lá có thể làm khô miệng và làm giảm chức năng của tuyến nước bọt, khiến rặng bị xỉn và hơi thở có mùi.

Khi phát hiện các vấn đề bất thường ở khoang miệng, bạn nên điều trị sớm để tránh tình trạng hôi miệng. Điều trị viêm nhiệt miệng, sâu răng, lấy cao răng để hôi miệng không kéo dài.

Ăn sữa chua mỗi ngày để ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế mảng bám. Không những ngăn hôi miệng hiệu quả, sữa chua còn giúp đẹp da, cải thiện sắc tố da và tốt cho sức khỏe.

Uống đủ nước để cung cấp nước bọt giúp làm sạch mảng bám ở kẽ răng, dưới lưỡi, giảm khô miệng. Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ đề có phương pháp điều trị hiệu quả. 

Khám nha sĩ định kỳ để khắc phục và điều trị các tác nhân gây hôi miệng nếu có và bảo vệ răng chắc khỏe. 

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị hôi miệng và có những cách cải thiện tình trạng hơi thở có mùi sẽ giúp bạn lấy lại tự tin khi giao tiếp. Hôi miệng không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn không nên chủ quan, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa chứng hôi miệng. 

Bài liên quan

TOP 5 Cách chữa hôi miệng bằng chanh siêu đơn giản tại nhà!

Hôi miệng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nhiều...

Mách bạn 5 cách chữa sâu răng hôi miệng đơn giản!

Cách chữa sâu răng hôi miệng tương đối đa dạng và có mức độ hiệu quả...

Nên chữa hôi miệng ở đâu tại Hà Nội?

Chữa hôi miệng ở đâu thì đảm bảo độ tin cậy, uy tín khi hiện nay có vô...

Mách bạn cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được biết tới là dễ áp dụng mà...

Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Triệu chứng hôi miệng là như thế nào? Do đâu mà chúng ta gặp phải tình trạng...

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến mà ai...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.