Dấu hiệu hậu sản

Dù là người sinh con lần đầu, nhưng chắc chắn ít nhất 1 lần bạn từng nghe mọi người nhắc đến vấn đề hậu sản sau sinh. Phổ biến là vậy, nhưng thực tế không phải ai cũng chủ động trang bị các kiến thức nhận biết dấu hiệu hậu sản sau sinh là gì? nguyên nhân và cách đề phòng ra sao? Do đó, để giúp chị em có thêm sự hiểu biết và đảm bảo an toàn cho sức khỏe sau sinh, những thông tin về bệnh “hậu sản” sẽ được giải đáp trong bài viết sau, các mẹ cùng tham khảo nhé?

dau-hieu-hau-san

Hậu sản sau sinh là gì?

“Vượt cạn thành công” không phải là tất cả những khó khăn mà người phụ nữ phải đối mặt. Mà sau đó, các vấn đề hồi phục sức khỏe, giữ gìn vóc dáng, chăm sóc em bé… mới là điều khiến không ít chị em phải đau đầu.

Trong đó, không thể không nhắc đến vấn đề hậu sản, chính là khoảng thời gian sau sinh, khi cơ thể phụ nữ còn rất yếu, do vừa trải qua quá trình mang thai và sinh nở. Theo dân gian đây là thời gian 3 tháng sau khi sinh ở phụ nữ. Trong y học hiện đại, thời gian này là khoảng 6 tuần ở phụ nữ sau sinh.

Bất kỳ phụ nữ nào sau sinh đều bước vào giai đoạn hậu sản và nếu không chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng có thể mắc phải các bệnh hậu sản nguy hiểm.

Dấu hiệu hậu sản mà chị em dễ nhận biết nhất?

  • Rụng tóc sau sinh: Thường tóc rụng nhiều vào những ngày đầu sau khi sinh và giảm dần sau 1 tháng. Nếu tình trạng trên kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất ổn ở sức khỏe thì mẹ đang gặp bệnh hậu sản.
  • Rối loạn đường tiết niệu: Rối loạn đường tiết niệu với những triệu chứng cơ bản là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi…
  • Cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, thường xuyên đau đầu.
  • Sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật.
  • Người mẹ sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần.
  • Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt sức.
  • Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, tâm lý bất ổn.

Nếu sau sinh chị em nhận thấy các triệu chứng như trên, cần nhanh chóng đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân khiến chị em bị hậu sản sau sinh?

  • Tâm lý thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi trước sinh và cả sau khi sinh.
  • Ăn uống không đủ dưỡng chất, khiến cơ thể không hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến bị kiệt sức, suy nhược.
  • Không được chăm sóc sức khỏe trước sinh tốt: thiếu chất, thể lực kém…
  • Không kiêng cữ sau thời gian sinh con: phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ mà quan hệ tình dục quá sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.
  • Thực hiện chế độ giảm cân quá khắt khe. Dinh dưỡng người mẹ không đủ khiến lượng sữa hao hụt, chất lượng kém ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Chị em cần làm gì khi bị “hậu sản sau sinh”?

Trước tiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người mẹ cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ thể có dấu hiệu hậu sản.

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sỹ sẽ căn cứ vào mức độ và tình trạng sức khỏe ở mỗi người để đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể. Bên cạnh việc điều trị theo đúng phương pháp, chị em cần lưu ý đến một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng sức khỏe, cũng như phòng ngừa gặp phải tình trạng “hậu sản”.

dau-hieu-hau-san2

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học:

  • Sau sinh người mẹ cần đảm bảo ăn uống đầy đủ để phục hồi sức khỏe. Nếu muốn lấy lại vóc dáng sau sinh, người mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Chú ý tăng cường nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và đủ sữa cho con bú. Tuyệt đối không kiêng khem quá mức, chỉ cần hạn chế ăn các gia vị cay nóng như ớt; hạt tiêu; thức ăn lạnh; đồ tái sống

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Không nên tắm bằng nước lạnh, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm. Tốt nhất lau mình bằng nước ấm hoặc tắm bằng nước ấm nhanh.
  • Cần tránh quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hậu sản để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ.

Giữ tâm lý thoải mái

  • Chủ động tâm sự với ai đó để giải tỏa tâm lý, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Bản thân người mẹ cũng cần phải cố gắng tự chăm sóc sức khỏe của mình, ăn uống và ngủ đủ giấc.

Hy vọng những thông tin ở bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Biết cách phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu hậu sản sau sinh để kịp thời ngăn ngừa. Chúc các mẹ sẽ vượt qua thời kỳ này thật an toàn và mạnh khỏe!

Bài liên quan

TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ trải qua những sự thay đổi đáng kể...

Bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục khi nào là bất thường!

Dù ở bất cứ thời điểm nào khi bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục đều...

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh 2 tháng thai được mất tuần là băn khoăn của nhiều chị em khi có quan...

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không – chuyên gia trả lời

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không là thắc mắc, băn khoăn của nhiều...

Tìm hiểu về những cách nghe tim thai đơn giản nhất

Hiện nay, khi y học ngày càng hiện đại hơn khi mang thai không cần phải đến...

Tìm hiểu xem siêu âm 16 tuần có chính xác không?

Siêu âm 16 tuần có chính xác không ? Điều các mẹ bầu rất quan tâm; bởi các...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.