Trang chủ » Khám Phụ Khoa » Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân » Mang Thai » TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ trải qua những sự thay đổi đáng kể so với bình thường. Một trong số đó là hiện tượng chảy máu chân răng ở sản phụ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Đâu là cách chữa chảy máu chân răng cho bà bầu hiệu quả nhất?  Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác về vấn đề này.

chữa chảy máu chân răng cho bà bầu

Tìm hiểu về hiện tượng chảy máu chân răng khi mang thai

Chảy máu chân răng khi mang bầu là tình trạng không hề hiếm thấy ở các sản phụ.

Các mẹ bầu thường sẽ thấy triệu chứng chảy máu chân răng khi bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc có thể sớm hơn. Ở giai đoạn này, sự tăng cao của các hormone progesterone và estrogen sẽ khiến vùng nướu nhạy cảm hơn với vi khuẩn, dễ bị viêm và chảy máu.

Bên cạnh tình trạng chảy máu chân răng, các mẹ bầu có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:

  • Nướu sưng nề, đỏ và đau đớn, khi đụng chạm rất dễ bị chảy máu chân răng
  • Hơi thở có mùi
  • Chân răng bị đau nhức, khó chịu
  • Khó nhai

Đi tìm các nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi mang thai

Tình trạng chảy máu chân răng trong quá trình mang thai xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể đến nhất là những nguyên nhân dưới đây:

  • Sự xáo trộn của nồng độ nội tiết tố nữ

Trong thai kỳ, nồng độ hormone progesterone và estrogen gia tăng khiến các vi khuẩn gây viêm nướu có cơ hội sinh sôi, nảy nở. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân khiến phần mô nướu trở nên nhạy cảm hơn và gây phản ứng quá mức với vi khuẩn trong mảng bám.

  • Thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường miệng và thói quen ăn uống

Khi mang thai, các chị em có thể gặp phải tình trạng khô miệng, lượng nước bọt được tiết ra ít hơn. Nước bọt có tác dụng cân bằng môi trường miệng, cuốn trôi các mảnh thức ăn dư thừa còn sót lại trong miệng, từ đó làm sạch và giữ ẩm cho khoang miệng. Việc giảm tiết nước bọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tại răng miệng như: sâu răng, viêm lợi,…

Quá trình mang thai cũng làm thay đổi khẩu vị của các sản phụ. Nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn đồ ngọt và tinh bột hơn. Đây là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển và  gây viêm nướu.

  • Biểu hiện ốm nghén

Tình trạng ốm nghén trong thai kỳ sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến răng nướu. Khi sản phụ nôn ói liên tục, răng nướu sẽ phải tiếp xúc với môi trường axit có hại. Từ đó, có thể khiến chân răng bị ăn mòn và dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

  • Sự thiếu hụt chất canxi

Chúng ta cần lưu ý rằng, nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai rất cao để hỗ trợ quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ của thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không bổ sung  đủ lượng canxi cần thiết sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xương, trong đó cũng khiến răng trở nên xốp hơn, dễ bị sâu răng, đau răng và chảy máu chân răng.

Bật mí 4 cách chữa chảy máu chân răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất

Để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai hiệu quả, các mẹ bầu cần thực hiện những việc dưới đây:

  • Sử dụng nước súc miệng

Ngoài việc chải răng thường xuyên, sử dụng nước súc miệng giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển và xoa dịu cảm giác đau nhức, khó chịu ở nướu. Từ đó, có thể hạn chế các vấn đề về răng miệng và chảy máu chân răng. Các bạn nên lựa chọn những sản phẩm không chứa cồn để tránh khiến cho niêm mạc miệng bị khô và nên đến gặp  nha sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn về loại nước súc miệng phù hợp

  • Làm sạch cao răng

Việc đánh răng đôi khi không thể loại bỏ hoàn toàn cao răng và mảng bám. Nếu các mẹ bầu có quá nhiều cao răng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để lấy sạch cao răng cho bạn.

  • Vệ sinh lưỡi sạch sẽ

Không chỉ răng của bạn cần vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, mà lưỡi cũng là một bộ phận cần được làm sạch nhẹ nhàng mỗi ngày. Việc chải lưỡi sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và lượng vi khuẩn có trong khoang miệng.

  • Sử dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế mảng bám và giúp làm giảm triệu chứng nướu sưng đau, khó chịu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho các sản phụ một số loại thuốc uống, thuốc bôi hoặc súc miệng. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh trong khi mang thai phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng và phải có sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa.

Khi đi thăm khám, bạn nên thông báo cụ thể cho bác sĩ biết là mình đang mang thai để tránh sử dụng các thủ thuật và các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Bên cạnh đó, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay khi tình trạng đau răng tiến triển trầm trọng và chân răng chảy máu nhiều hơn.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng khi mang thai hiệu quả

Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa các vấn đề răng miệng nói chung và chảy máu chân răng nói riêng ở bà bầu.

  • Trước khi mang thai

Các chị em nên thực hiện một số điều dưới đây ngay từ khi có ý định có con để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng:

Đánh răng sau khi thức dậy vào buổi sáng và vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor.

Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh thức ăn kẹt lại trong các kẽ răng thay vì dùng tăm.

Đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ và điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng nếu đã mắc phải.

  • Trong khi mang thai

+ Nên đánh răng tối thiểu hai lần một ngày với kem đánh răng chứa flouride và sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương nướu.

+ Dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ mảng bám và các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng.

+ Súc miệng với nước muối nhạt để ngăn ngừa viêm nhiễm.

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, sữa và các sản phẩm từ sữa,…

+ Nên hạn chế ăn các thực phẩm có đường hoặc tinh bột như kẹo, kem, bánh kem, bánh quy và trái cây sấy khô.

+ Tránh xa các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,…

+ Nếu bà bầu bị ốm nghén, bà bầu nên súc miệng hoặc đánh răng sau khi nôn để loại bỏ vi khuẩn và axit gây hại trong miệng

+ Khi mang thai, các chị em nên đến khám sức khỏe răng miệng ít nhất 1 lần để kiểm tra và phát hiện sớm vấn đề bất thường.

  • Sau khi sinh

+ Không nên tiêu thụ đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Canxi là thành phần chính giúp tăng cường sức khỏe của răng miệng. Khi nuôi con, các mẹ bầu phải uống thêm sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung canxi cho cơ thể mẹ và đảm bảo nguồn sữa cho bé bú.

+ Các mẹ bầu không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho thai nhi để để đảm bảo vệ sinh.

Chảy máu chân răng khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và việc điều trị cũng không quá khó khăn. Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn có thể nắm rõ các chữa chảy máu chân răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất. Nếu có băn khoăn liên quan đến vấn đề này, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 để được giải đáp cụ thể.

Bài liên quan

Bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục khi nào là bất thường!

Dù ở bất cứ thời điểm nào khi bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục đều...

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh 2 tháng thai được mất tuần là băn khoăn của nhiều chị em khi có quan...

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không – chuyên gia trả lời

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không là thắc mắc, băn khoăn của nhiều...

Tìm hiểu về những cách nghe tim thai đơn giản nhất

Hiện nay, khi y học ngày càng hiện đại hơn khi mang thai không cần phải đến...

Tìm hiểu xem siêu âm 16 tuần có chính xác không?

Siêu âm 16 tuần có chính xác không ? Điều các mẹ bầu rất quan tâm; bởi các...

Thời điểm dễ thụ thai nhất trong ngày mà bạn nên biết

Thời điểm dễ thụ thai nhất trong ngày là thời điểm nào? Là một trong những...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.