Trang chủ » Khám Phụ Khoa » Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân » Mang Thai » Sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường?

Sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường?

Hỏi:

“Chào bác sỹ, tôi mới sinh em được hơn 1 tháng, nhưng vì bố mẹ 2 bên đều ở xa, chồng đi công tác thường xuyên, gia đình lại không có điều kiện để thuê người giúp việc, nên tôi không biết thời gian này mình tự làm mọi việc như: đi chợ, nấu cơm, quét dọn, giặt giũ… có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này không?

Hơn nữa, nghề nghiệp của tôi là nhân viên tư vấn, nên thời gian làm việc phải theo ca kíp, áp lực rất nhiều… Do thiếu người nên Sếp luôn thúc giục việc sớm quay trở lại. Liệu sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường được thưa bác sỹ? Tôi rất muốn sớm gửi được con và đi làm lại, phụ giúp kinh tế cho chồng.”

Nguyễn Thơm (25 tuổi, Hà Đông – Hà Nội)

Gmail: thomnguyen****@gmail.com.

sau-sinh-bao-lau-thi-di-lam-duoc

Đáp:

Thơm thân mến,

Những băn khoăn của bạn về vấn đề chăm sóc sức khỏe sau sinh hay sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường? sẽ được Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi phân tích và lý giải cụ thể ở bài viết dưới đây.

Chị em sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường? – vấn đề được nhiều người bình luận?

Thực tế có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra bàn luận về vấn đề kiêng cữ sau sinh dựa trên kinh nghiệm của các bà, các mẹ ngày xưa và khoa học ngày nay.

Lan (26 tuổi, Hưng Yên) cho rằng: “Việc cương cữ sau sinh là rất quan trọng, mình từng sinh em bé đầu lòng, mẹ chồng bắt kiêng nước, kiêng gió, kiêng tắm gội, thậm chí là kiêng cả đánh răng… trong thời gian 2 tháng. Dù rất khó chịu, nhưng nghe các bà, các mẹ nói không kiêng kỹ, sau này “trái gió trở trời” sẽ rất khổ sở, nên mình cũng cố gắng làm theo.”

Phương (28 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) lại có ý kiến khác: “Mình sinh em bé vào mùa hè, thời tiết oi bức, bác sỹ khuyến cáo ngay từ đầu không được kiêng cữ quá mức sẽ khiến vi khuẩn lây sang cả mẹ lẫn con, ảnh hưởng đến nguồn sữa và con là người hứng chịu hậu quả đầu tiên. Thế nên, mình chỉ kiêng 1 – 2 ngày đầu còn về sau cứ tắm nước ấm, làm gì đeo găng tăng… nên vẫn làm được mọi việc trong nhà mà không phải phiền đến ai.”

Như vậy, để chúng ta thấy được ở mỗi người đều có những quan điểm khác nhau về vấn đề sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường? Vậy còn bác sỹ chuyên khoa thì sao? các bác sỹ sẽ lý giải về vấn đề này như thế nào?

Bác sỹ chuyên khoa giải đáp: sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường?

Từ những chia sẻ ở các mẹ sau sinh – những người từng trải cho thấy, ở mỗi người lại có khoảng thời gian quay trở lại làm việc bình thường khác nhau sau khi sinh con. Không có con số, cũng không có quy định nào cụ thể về vấn đề này.

Bởi tùy vào điều kiện sức khỏe và môi trường công việc, hoàn cảnh gia đình… chị em mới có thể quyết định việc trở lại với các hoạt động thường ngày ở thời điểm nào là thích hợp.

  •  Nếu công việc mà bạn định làm là lao động tay chân hoặc công việc nhiều áp lực, các bác sĩ sẽ khuyên chị em nên đợi ít nhất 6 tháng. Sau khi sức khỏe thực sự ổn định, mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc em bé, hay thời gian làm việc vừa phải, hợp lý… thì lúc này chị em mới nên quay trở lại làm việc như bình thường.
  • Còn đối với công việc nhà, là những công việc nhẹ nhàng thì chị em có thể bắt đầu sau vài tuần hoặc 1 tháng. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi người.

Tuy nhiên, càng có nhiều thời gian nghỉ ngơi, người phụ nữ càng nhanh hồi phục sức khỏe hơn, chăm sóc em bé tốt hơn và giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cũng như các biến chứng khác liên quan.

Một vài lưu ý mà chị em sau sinh ở cữ nên biết?

Để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe ở thời kỳ sau sinh, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tất cả các hoạt động vệ sinh cá nhân như: tắm, gội, đánh răng đều cần dùng nước ấm sạch. Tuyệt đối không kiêng cữ theo các kinh nghiệm truyền miệng từ các bà các mẹ ngày xưa.
  • Nên mặc quần áo dài tay, chất liệu thấm hút tốt và đi tất chân, nhét bông tai tránh gió.
  • Chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng, tập thể dục hay di chuyển quá nhiều.
  • Không ngồi xổm hay ngủ ở tư thế nửa nằm, ngửa ngồi vì nó khiến cho tử cung lâu hồi phục, dễ bị sa.
  • Nếu bị đau nhức, mẹ nên chườm nóng ở các vùng bụng, bẹn, lưng, sau đầu gối.
  • Không xem tivi, sử dụng điện thoại nhiều.
  • Phòng ở cữ phải kín gió những vẫn cần sạch sẽ, thông thoáng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin được bác sỹ cung cấp, nhằm làm rõ thắc mắc của bạn Thơm về vấn đề sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường? Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi rất hiểu tâm lý vì muốn giúp đỡ chồng cùng gánh vác kinh tế gia đình.

Tuy nhiên, bạn nên phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của chính mình, và sức khỏe của em bé để đưa ra quyết định hợp lý. Một đứa trẻ quá bé nếu gửi nhà trẻ thì có đảm bảo không? việc em bé phải cai sữa mẹ sớm có tốt không?.

Bởi vậy sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh nếu bạn trở lại công việc quá sớm khi em bé còn nhỏ. Hãy chia sẻ với chồng để tìm ra giải pháp hợp lý nhất. Chúc bạn có một sức khỏe tốt để chăm sóc cho tổ ấm của mình!.

Bài liên quan

TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ trải qua những sự thay đổi đáng kể...

Bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục khi nào là bất thường!

Dù ở bất cứ thời điểm nào khi bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục đều...

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh 2 tháng thai được mất tuần là băn khoăn của nhiều chị em khi có quan...

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không – chuyên gia trả lời

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không là thắc mắc, băn khoăn của nhiều...

Tìm hiểu về những cách nghe tim thai đơn giản nhất

Hiện nay, khi y học ngày càng hiện đại hơn khi mang thai không cần phải đến...

Tìm hiểu xem siêu âm 16 tuần có chính xác không?

Siêu âm 16 tuần có chính xác không ? Điều các mẹ bầu rất quan tâm; bởi các...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.