Trang chủ » Khám Phụ Khoa » Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân » Mang Thai » Tìm hiểu về miếng dán tránh thai

Tìm hiểu về miếng dán tránh thai

Được biết đến là một trong những phương thức phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn thế hệ mới, miếng dán tránh thai giống như một “phụ kiện” của nhiều chị em, bởi sự tiện lợi và hiệu quả không ngờ. Thế nhưng, thực tế không phải ai cũng biết về công dụng, cách dùng của phương pháp tránh thai mới lạ này. Hãy cùng tìm hiểu về miếng dán tránh thai, cơ chế hoạt động, cách dùng cũng như những tác dụng phụ có thể xảy ra để dễ dàng áp dụng nhé.

mieng-dan-tranh-thai2

Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng khoảng 4,5cm, màu be được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán phân phối liên tục hai hormone tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần.

Miếng dán tránh thai ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn cản sự rụng rứng ở người phụ nữ. Nếu trứng không rụng, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.

Sử dụng miếng dán tránh thai thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, miếng dán tránh thai được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt, một ngày sau hết kinh.

Bạn dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Sau 1 tuần, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Đến kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ không sử dụng miếng dán này. Khi hết kì kinh, ban lại lặp lại quy trình này.

Cần lưu ý rằng, lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, thì không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.

Chị em hoàn toàn có thể tắm, tập luyện và bơi trong khi dán miếng dán. Không bóc hoặc thay đổi vị trí miếng dán khi đã dán vào da, vì có thể làm cho miếng dán dễ rơi.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm là rất hiếm khi miếng dán có thể bị bong và rơi ra. Điều này thường xảy ra do miếng dán được dán không đúng. Nếu miếng dán tránh thai được dán lại trong 24 giờ, hiệu quả tránh thai của miếng dán vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, nếu đã quá 24 giờ, bạn nên dùng thêm một biện pháp tránh thai khác.

Tuyệt đối không dùng băng dính để giữ miếng dán, và không cắt hoặc sửa lại miếng dán bằng bất cứ cách nào. Làm như vậy có thể thay đổi lượng hormon phân phối vào cơ thể.

Ưu nhược điểm của miếng dán tránh thai

  • Ưu điểm

Ưu điểm của phương pháp tránh thai này là hiệu quả tránh thai cao khi sử dụng đúng cách ( thành công 99%). Đồng thời hạn chế được việc phải nhớ uống thuốc hàng ngày như các loại tránh thai hàng ngày thông thường.

  • Nhược điểm

Dù là bất kỳ phương pháp tránh thai nào cũng có những tác dụng không mong muốn nhất định mà với miếng dán tránh thai thì những tác dụng phụ có thể gặp phải là kích ứng nhẹ vùng da tiếp xúc trực tiếp với miếng dán, người dùng có thể có cảm giác buồn nôn, nôn… và hiếm gặp phải trường hợp tăng khả năng vón cục của máu trong cơ thể.

mieng-dan-tranh-thai

Chính vì vậy trước khi quyết định lựa chọn biện pháp tránh thai này thì khuyên bạn nên đến thăm khám và kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở y tế và bệnh viên chuyên sản phụ khoa để được các bác sỹ hướng dẫn và chỉ định hợp lý nhất.

Một số chú ý khi dùng miếng dán tránh thai

Nếu miếng dán bị bong ra trước khi hết 7 ngày nhưng bạn phát hiện nó mới bị bong trong khoảng 24 giờ đồng hồ thì hiệu quả tránh thai vẫn được đảm bảo, việc bạn cần làm là cố định lại miếng dán tránh thai để tránh hiện tượng này xảy ra lần nữa nhưng không được phép sử dụng băng dính hoặc băng gạc mà chỉ dùng chính chất keo có sẵn của miếng dán.

Trong trường hợp miếng dán này đã hết khả năng tự kết dính thì một miếng dán mới cần được thay thế tại đúng vị trí đó để tiếp tục chu kỳ tránh thai.

Nếu miếng dán bị bong và đã kéo dài hơn 1 ngày rồi hoặc bạn không xác định được thời điểm thì bạn nên ngừng ngay chu kì tránh thai này và thay vào đó là sử dụng các biện pháp tránh thai khác không dùng hormone. Tiếp tục sử dụng miếng dán tránh thai vào chu kỳ tiếp theo để đảm bảo hiệu quả tránh thai an toàn.

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu về miếng dán tránh thai trên đây, hi vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện nhất vè phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn này. Bạn có thể áp dụng để hạn chế tác dụng phụ của những biện pháp tránh thai trước đó.

Bài liên quan

TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ trải qua những sự thay đổi đáng kể...

Bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục khi nào là bất thường!

Dù ở bất cứ thời điểm nào khi bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục đều...

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh 2 tháng thai được mất tuần là băn khoăn của nhiều chị em khi có quan...

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không – chuyên gia trả lời

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không là thắc mắc, băn khoăn của nhiều...

Tìm hiểu về những cách nghe tim thai đơn giản nhất

Hiện nay, khi y học ngày càng hiện đại hơn khi mang thai không cần phải đến...

Tìm hiểu xem siêu âm 16 tuần có chính xác không?

Siêu âm 16 tuần có chính xác không ? Điều các mẹ bầu rất quan tâm; bởi các...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.