Trang chủ » Khám Phụ Khoa » Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân » Mang Thai » Triệu chứng lần đầu mang thai

Triệu chứng lần đầu mang thai

Lần đầu mang thai đánh dấu cột mốc rất quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ không chỉ về mặt tâm lý, mà còn đến từ sự thay đổi của cơ thể để phù hợp với thiên chức làm mẹ. Điều này khiến không ít chị em hoang mang, lo lắng trong vấn đề nhận biết việc bản thân có thực sự mang thai hay không.

Đừng quá lo lắng, chú ý đến những triệu chứng lần đầu mang thai dưới đây sẽ giúp bạn đọc có lời giải đáp chính xác cho thắc mắc này.

dau-hieu-mang-thai-lan-dau

Mách chị em những triệu chứng lần đầu mang thai thường gặp

Trao đổi vấn đề này với bác sĩ chuyên khoa I Phụ sản Đặng Vũ Hà,  bác sĩ cho biết: Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi mạnh mẽ về nồng độ nội tiết tố, điển hình như estrogen và progesterone bắt đầu tăng mạnh.

Khi quá trình thụ thai thành công, cơ thể người mẹ sẽ có những biểu hiện thường gặp như:

  •     Ra máu nhẹ, sợi máu màu hồng nhạt hoặc nâu đậm và chỉ xuất hiện trong 1 – 2 ngày, đồng thời tăng tiết dịch âm đạo màu trắng đục hoặc trắng sữa (lưu ý: dịch âm đạo có mùi hôi, hoặc khác biệt về màu sắc, lẫn máu là cảnh báo bất thường của cơ thể, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, sớm phát hiện nguyên nhân.
  • Chuột rút cũng là biểu hiện của việc mang thai khi tử cung bị kéo giãn và chèn ép lên các mạch máu ở thân dưới.
  • Thân nhiệt tăng cao hơn do nồng độ progesterone gia tăng đột ngột, khiến chị em cảm thấy nõng bức, khó chịu, bức bí trong người (khác với tình trạng sốt cao do bị bệnh).
  • Ngực mềm, căng đau và lớn hơn: bạn sẽ thấy ngực của mình có dấu hiệu sưng đau, căng tức, nhất là khi mặc áo con bị chật hoặc chạm vào, nóng ran ở phần ngực, nhũ hoa. Triệu chứng này xuất hiện rất phổ biến và là căn cứ để nhận biết có thai sớm.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu, khó chịu, khó tập trung làm việc gì.
  • Đau lưng cũng là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ có thai. Thai càng lớn thì phần dây chằng bị kéo dãn, cơ bụng bắt đầu bị lỏng, các cơ quan ở lưng cần tăng cường hoạt động khiến cơn đau mỏi chạy dọc sống lưng, đặc biệt là phần hông.
  • Thường xuyên tiểu tiện: Sau khi trứng được thụ thai khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể gia tăng khiến thận bài tiết nhiều hơn. Đặc biệt, thai càng lớn sẽ chèn ép vào bàng quang, kích thích cảm giác muốn đi tiểu.
  • Buồn nôn: còn gọi là ốm nghén, thường xuất hiện ở tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ, thậm chí kéo dài suốt 9 tháng. Bạn có thể nôn khi đã ăn hoặc chưa ăn gì, nôn khi thấy xuất hiện mùi “lạ”. Ốm nghén nặng khiến cơ thể uể oải, sụt cân nghiêm trọng.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, rất nhạy cảm với mùi hương.
  • Dễ ngất xỉu hoặc cảm thấy thỉnh thoảng khó thở hụt hơi. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc nhịp tim, tốc độ bơm máu, lưu lượng máu trong cơ thể tăng nhanh đột ngột. Ở những người bị huyết áp thấy sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này.
  • Phụ nữ mang thai dễ bị táo bón.
  • Bạn thèm ăn và có thể ăn được nhiều thứ khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng.
  • Trễ kinh, tuy nhiên triệu chứng lần đầu mang thai này không có nhiều ý nghĩa với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Làm sao để biết chính xác bạn có mang thai hay không?

  •  Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, nếu có quan hệ trong khoảng thời gian 2 tuần khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới, bạn thấy xuất hiện tình trạng chậm kinh và những biểu hiện đi kèm như tức ngực, ốm nghén, ngực sưng tức,…rất có thể bạn đã có thai.
  • Sử dụng que thử thai để kiểm tra, nếu dương tình với hCG (2 vạch) thì báo hiệu bạn đã có thai. Để chắc chắn hơn, bạn nên thử thai sau 7 – 12 ngày, không uống nước trước khi thử thai, nên tiến hành vào buổi sáng bởi nồng độ hCG lúc này là cao nhất. Đặc biệt, nên thử 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút.
  • Để chính xác nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để siêu âm và thử máu. Bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám, kiểm tra và nên gắn bó với một nơi để bác sĩ theo dõi và xử lý tốt nhất những vấn đề phát sinh trong các giai đoạn thai kỳ.

Bài liên quan

TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ trải qua những sự thay đổi đáng kể...

Bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục khi nào là bất thường!

Dù ở bất cứ thời điểm nào khi bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục đều...

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh 2 tháng thai được mất tuần là băn khoăn của nhiều chị em khi có quan...

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không – chuyên gia trả lời

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không là thắc mắc, băn khoăn của nhiều...

Tìm hiểu về những cách nghe tim thai đơn giản nhất

Hiện nay, khi y học ngày càng hiện đại hơn khi mang thai không cần phải đến...

Tìm hiểu xem siêu âm 16 tuần có chính xác không?

Siêu âm 16 tuần có chính xác không ? Điều các mẹ bầu rất quan tâm; bởi các...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.