Trang chủ » Khám Phụ Khoa » Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân » Mang Thai » Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người mẹ và những người xung quanh. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 – 25% trong 12 tháng sau sinh.

Diện bệnh lý này đang có dấu hiệu gia tăng và trở thành mối lo của nhiều gia đình hiện nay. Đừng quá lo lắng, chủ động tìm hiểu triệu chứng trầm cảm sau sinh và biện pháp can thiệp điều trị đúng cách sẽ giúp bạn và người thân sớm thoát khỏi tình trạng này.

trieu-chung-tram-cam-sau-sinh2

Nhận biết chính xác triệu chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sini là một diện rối loạn về tâm thần, cụ thể hơn đó là những rối loạn vè mặt cảm xúc, suy nghĩ luôn theo chiều hướng tiêu cực và đẩy người bệnh vào cảm giác mệt mỏi, lo âu, chán nản, thậm chí hoang tưởng. Ở mức độ nặng, trầm cảm sau sinh có thể khiến người phụ nữ có nhiều hành vi nguy hiểm, không thể tự chủ: tự vẫn, tấn công người thân, thậm chí chính đứa con mới sinh,…

Dạng trầm cảm này diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ diễn ra trong khoảng vài tháng đầu nhưng, nhưng cũng có thể kéo dài trong một năm đầu đời sau sinh. Những triệu chứng trầm cảm sau sinh thường gặp qua các mức độ bao gồm:

* Trạng thái khóc lóc, ủ rũ (Còn gọi là hội chứng baby blue – tiền trầm cảm sau sinh):

Có đến 30 – 80% phụ nữ sau sinh gặp phải các triệu chứng tiền trầm cảm ở mức độ nhẹ này: lo lắng, khóc, mất ngủ triền miên, ủ rũ, buồn bã vô cớ.

Các biểu hiện này thường sẽ xuất hiện trong khoảng 3 – 10 ngày sau sinh và kết thúc sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu quá 2 tuần không thuyên giảm, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn trầm cảm.

Hội chứng trầm cảm sau sinh:

Thường xuất hiện ở khoảng 3 – 4 tuần sau sinh, có thể kéo dài hơn và gây ra nhiều rối loạn tiêu cực về mặt cảm xúc. Các triệu chứng trầm cảm sau sinh được nhận biết qua các biểu hiện bất thường sau:

  •  Tâm lý bất ổn, hay cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, cơ thể suy kiệt, không có hứng thú trong mọi hoạt động.
  • Phản ứng chậm trước mọi tình huống, khó đưa ra quyết định, khó khăn để tập trung làm mọi việc: việc nhà, chăm sóc con,..
  • Khẩu vị thay đổi bất thường, cân tăng hoặc giảm đột ngột.
  • Mất ngủ triền miên dù rất muốn ngủ/ ngủ quá nhiều.
  • Tự ti về bản thân, lo sự con bị hại hoặc cảm thấy tội lỗi vì bản thân không đủ khả năng để chăm sóc con.
  • Có ý định tự tử hoặc này sinh suy nghĩ tiêu cực làm tổn hại đến bản thân hoặc đứa con.

trieu-chung-tram-cam-sau-sinh

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh:

Đây là mức độ biểu hiện nặng nhất và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến bản thân người bệnh, những người xung quanh. Những người trước đó từng có những rối loạn về tâm thần hoặc bệnh tâm thần phân liệt rất dễ mắc phải hội chứng này nhanh hơn những người bình thường. Các biểu hiện thường gặp như:

  •  Bệnh nhân hoang tưởng, xuất hiện ảo giác, cảm giác có tiếng nói trong đầu ra lệnh phải thực hiện theo yêu cầu. Khi người mẹ còn chút tự chủ và ý thức sẽ kháng cực lại được các suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bệnh quá nặng thì có thể có những hành vi làm tổn hại đến bản thân và người khác.
  • Cư xử bất thường, xa lánh mọi người, từ chối mọi giao tiếp với xã hội, sống khép kín và thu mình lại trong thế giới riêng.
  • Không quan tâm đến mọi thứ, trở thành một người hoàn toàn khác so với trước đây.

Bạn cần lưu ý rằng: các triệu chứng trầm cảm sau sinh diễn biết rất nhanh và bản thân bạn cũng không thể lường trước được mối nguy hại mà hội chứng này gây ra. Hãy chủ đến khám hoặc đưa người thân đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm nếu triệu chứng của trầm cảm sau sinh có những tính chất sau: trầm trọng hơn sau 2 tuần có biểu hiện bất thường, gây ra khó khăn trong việc chăm sóc con cái, các công việc hàng ngày, xuất hiện những ý nghĩ gây hại cho bản thân hoặc con bạn,….

Có các triệu chứng trầm cảm sau sinh, nên làm gì?

Trầm cảm sau khi ở mức độ nhẹ nếu không có sự quan sát, theo dõi của người nhà hoặc bản thân người mẹ thiếu hụt về kiến thức bệnh lý thì hầu như không thể phát hiện ra. Mọi người đều nghĩ đó là biểu hiện bình thường sau sinh và tự khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu các triệu chứng trầm cảm sau sinh kéo dài quá 2 tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm.

  •  Tốt nhất hãy đi khám tầm soát trầm cảm ngay từ khi còn trong giai đoạn thai kỳ, nếu đã sinh thì sau 1, 2, 4 tuần nên tiến hành tầm soát để phát hiện sớm các biểu hiện rối loạn về tâm thần.

Về phía người mẹ:

  •     Lựa chọn cho bản thân lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, chế dộ dinh dưỡng cân bằng, tránh các chất kích thích, đồ uống có ga, cồn rất không tốt cho hệ thần kinh.
  • Không đặt kỳ vọng quá cao vào sự hoàn hảo trong việc chăm sóc con cái, không ai hoàn hoản và có thể một mình làm tất cả mọi thứ, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ chồng và nhừng người xung quanh. Sự san sẻ gánh nặng và trách nhiệm sẽ giúp bạn bị áp lực, căng thẳng quá mức.
  • Khi cảm thấy bản thân có biểu hiện bất thường về cảm xúc, tâm trạng, hãy chia sẻ với chồng, cha mẹ, bạn bè thân thiết. Đừng cố né tránh hay thu mình lại, điều đó chỉ khiến các cảm xúc tiêu cực tích tụ và bán riết lấy bạn.
  • Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, con cái rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, đừng quá đặt nặng việc toàn tâm toàn ý cho con mà bỏ mặc mọi người, mọi việc, thậm chí chính bản thân bạn. Tìm cách cân bằng và sắp xếp mọi thứ hợp lý sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng, giảm thiểu áp lực lên chính mình.

Về phía người thân: sau sinh là quãng thời gian khó khăn với người phụ nữ trong việc thích nghi với vai trò là một người mẹ, sự “xuống cấp” trầm trọng về ngoại hình, những lo lắng về cách chăm sóc con cái, công việc nhà,…họ cần sự sẻ chia. Những người thân hãy là chỗ dựa tinh thần và luôn ở bên hỗ trợ họ.

Với một số chia sẻ về triệu chứng trầm cảm sau sinh, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hội chứng này. Hãy thật bình tĩnh xử lý nếu bạn hay người thân không may mắc phải. Chúc bạn đọc sức khỏe và có những trải nghiệm tuyệt vời bên con yêu.

Bài liên quan

TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ trải qua những sự thay đổi đáng kể...

Bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục khi nào là bất thường!

Dù ở bất cứ thời điểm nào khi bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục đều...

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh 2 tháng thai được mất tuần là băn khoăn của nhiều chị em khi có quan...

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không – chuyên gia trả lời

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không là thắc mắc, băn khoăn của nhiều...

Tìm hiểu về những cách nghe tim thai đơn giản nhất

Hiện nay, khi y học ngày càng hiện đại hơn khi mang thai không cần phải đến...

Tìm hiểu xem siêu âm 16 tuần có chính xác không?

Siêu âm 16 tuần có chính xác không ? Điều các mẹ bầu rất quan tâm; bởi các...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.